Các bệnh về xương khớp là một dạng bệnh thường thấy ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần theo độ tuổi, không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi, mà còn xuất hiện ở nhiều người trẻ, nhất là những người làm việc văn phòng, người thường xuyên phải lao động nặng. Vậy, nguyên nhân gây ra các bệnh về khớp là gì? Có mấy loại bệnh về khớp phổ biến và cách điều trị mỗi loại bệnh này ra sao? Tìm hiểu ngay cùng Chako trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây các bệnh về khớp
Hầu hết các nguyên nhân gây nên các bệnh về khớp đều do phần sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương dẫn tới viêm và thoái hóa. Đây là nguyên nhân bắt nguồn của hàng loạt các nguyên nhân khác như di truyền hay tuổi tác, chấn thương hay quá trình vận động, ăn uống… Thứ phát và nguyên phát, hai nguyên nhân này luân phiên cộng hưởng khiến khớp ngày càng suy sụp.
Xương của cơ thể mỗi người luôn có quá trình tái tạo xương mới và phá hủy đi xương cũ, mục đích là luôn duy trì được độ dẻo dai của hệ cơ xương khớp. Khi ta già đi, quá trình tạo xương và hủy xương không còn cân bằng nữa, hủy nhiều hơn tạo. Điều này dẫn đến loãng xương, khiến xương giòn và dễ vỡ hơn, các thành phần và tính chất của sụn cũng thay đổi theo. Sụn khớp mất nước làm khả năng giảm ma sát bị kém đi và dần bị bào mòn. Những thay đổi đó khiến biên độ hoạt động của khớp giảm, khi có một tác động làm sụn bị phá vỡ gây ra viêm, thoái hóa và đau nhức.
Top 7 các bệnh về khớp thường gặp và cách điều trị
Theo như một nghiên cứu mới đây đã nhận định: các bệnh về khớp có xu hướng ngày càng gia tăng. Xã hội phát triển nhanh chóng kéo theo hàng loạt những tiêu cực đi kèm như: áp lực công việc ngày càng nhiều, nhịp sống càng hiện đại khiến không ít người bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt là chăm sóc và bảo vệ hệ cơ xương khớp. Chako đã tổng hợp bài viết về các bệnh cơ xương khớp thường gặp cũng như biểu hiện điển hình của bệnh. Hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin cần thiết để việc phòng tránh, đánh giá và điều trị bệnh tốt hơn.
Thoái hóa khớp
Khi nhắc tới các bệnh về khớp chắc chắn không thể bỏ qua thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp hình thành do phần sụn khớp bị bào mòn, dẫn tới phần xương dưới sụn ma sát với nhau, gây nên những cơn đau cho người bệnh. Cụ thể, thoái hóa khớp thường xuất hiện ở các khớp chịu tải bởi trọng lượng cơ thể như khớp háng, gối, cột sống… gây đau, hạn chế hoặc mất chức năng khớp.
- Triệu chứng đầu tiên, cũng là một biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở bệnh thoái hóa khớp chính là những cơn đau dai dẳng. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy cứng (khó vận động) khớp, hay gặp nhất là khớp vùng cổ bàn tay, gối, háng và cột sống.
- Đau khớp thường tăng lên khi vận động và ở thời điểm cuối ngày.
- Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, sau ngủ dậy.
- Tình trạng đau và cứng khớp làm cho bệnh nhân bị hạn chế một số động tác như xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, gấp cổ tay hoặc đưa với tay sang bên đối diện…
>> Điều trị thoái hóa khớp
- Điều trị thoái hóa khớp có rất nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể dựa theo tình trạng bệnh của mình để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp. Một số biện pháp hay được sử dụng phổ biến như: giảm cân, vật lý trị liệu, thuốc và phẫu thuật.
- Phẫu thuật thay khớp được chỉ định (đối với thoái hóa khớp háng, khớp gối) khi tình trạng đau không còn được cải thiện mặc dù đã được điều trị bằng thuốc và tập luyện đúng phác đồ, trên phim chụp Xquang không còn nhìn thấy khe khớp giữa hai đầu xương.
- Bơi lội là bài tập tốt nhất cho thoái hóa khớp vì khi bơi lội dưới nước, áp lực lên khớp sẽ giảm, trong khi đó hệ thống cơ, đặc biệt cơ quanh khớp hoạt tích cực làm tăng sức khỏe cho cơ.
Bệnh Gout (gút)
Gout cũng là một dạng thường gặp của các bệnh về khớp. Bệnh gout hình thành do sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể. Đặc biệt là rối loạn ăn uống dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat (muối của axit uric) do nồng độ axit uric quá cao. Bệnh có thể nhận thấy thông qua các triệu chứng như sau:
- Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
- Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
- Khớp sưng đỏ
- Vùng xung quanh khớp ấm lên
Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
Hầu hết các phương pháp điều trị gout hiện tại đều hướng tới việc giảm tình trạng viêm và đau của phần bị gout, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Trong điều trị bệnh gout, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở mức cho phép, để ngăn chặn tái phát cơn viêm gout cấp và các biến chứng nguy hiểm của việc acid uric kết tinh và lắng đọng.
Bệnh viêm xương khớp
Viêm xương khớp hình thành do các khớp bị tổn thương. Các bệnh về khớp thường có vị trí tổn thương chủ yếu là phần sụn khớp. Sụn khớp đóng vai trò giúp giảm ma sát giữa hai phần đầu xương, khi phần sụn khớp bị bào mòn, hai phần đầu xương ma sát với nhau, dẫn tới tình trạng viêm, đau khi vận động. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Triệu chứng:
- Đau khớp: triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
- Sưng khớp: nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sưng khớp là tổn thương khớp. Vì vậy, nếu không có thương tích trước đó, có thể sưng là do viêm khớp.
- Cứng khớp: những người bị viêm khớp hầu như luôn luôn cảm thấy cứng khớp. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định ở một vị trí.
Mục tiêu chung của việc điều trị viêm xương khớp chính là giảm các cơn đau tái phát, giảm tình trạng cứng khớp và khó khăn trong di chuyển. Điều trị viêm xương khớp sẽ trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp. Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
- Điều trị nội khoa: áp dụng cho hầu hết các trường hợp, có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật.
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp: Khớp không thể hoạt động được. Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa. Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân…
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh là một dạng mạn tính, hình thành do cơ thể bị rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể, là một trong các bệnh về khớp thường gặp. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Khớp đau và cứng
- Sưng khớp
- Khả năng vận động khớp bị hạn chế
- Nóng đỏ quanh khớp
- Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên
- Xuất hiện các nốt thấp
- Tổn thương các khớp đối xứng
- Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân
- Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan…
>> Điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, vì vậy, hiện tại chưa có biện pháp cụ thể để điều trị dứt điểm hoàn toàn:
- Mục tiêu chính của việc điều trị viêm khớp dạng thấp chính là giảm thiểu các triệu chứng của bệnh hoặc duy trì bệnh ở mức độ hoạt động thấp, giảm triệu chứng viêm đau, ngăn chặn sự phá hủy khớp, duy trì chức năng, khả năng làm việc, ngăn ngừa tàn phế.
- Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.
- Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn II, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Do vậy, khi có các biểu hiện viêm khớp dạng thấp như trên người bệnh nên đến cơ sở chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng đáng tiếc.
Bệnh loãng xương
Loãng xương xảy ra khi tình trạng mật độ xương bị giảm dần, điều này khiến xương dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Bệnh cũng được gọi theo nhiều cách khác nhau như bệnh xương giòn, xương xốp.
Triệu chứng của bệnh loãng xương giai đoạn đầu rất không rõ ràng, có những trường hợp, người bệnh chỉ thực sự phát hiện ra bệnh khi đã bị gãy xương.
- Đau nhức đầu xương: Loãng xương chắc chắn không thể nào thiếu những cơn đau. Người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở vùng xương thường chịu lực tác động năng như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu.
- Người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Loãng xương không thể điều trị được dứt điểm. Các biện pháp hiện tại chỉ giúp xương tăng cường độ dẻo dai, đồng thời, điều trị cũng phải diễn ra trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc.
- Mục tiêu của thuốc điều trị loãng xương là làm giảm nguy cơ bị gãy xương.
- Thuốc điều trị loãng xương được chia thành nhóm thuốc chống hủy xương và nhóm thuốc tăng đồng hóa.
- Nhóm thuốc chống hủy xương làm giảm quá trình hủy xương trong khi nhóm thuốc tăng đồng hóa làm tăng quá trình tạo xương hơn quá trình hủy xương.
Thoái hóa cột sống
Cột sống là phần phải gánh chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể, là một trong các bệnh về khớp thường gặp. Chính vì vậy mà cột sống cũng là phần dễ bị tổn thương hơn cả. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm, thân đốt sống và các mỏm gai sau. Thoái hóa cột sống thường tiến triển chậm, biểu hiện bởi sự tăng dần các triệu chứng: cứng, đau cột sống và hạn chế vận động. Thoái hóa cột sống được chia thành:
- Đau thắt lưng cấp
- Đau thắt lưng mạn tính
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống cổ
>> Điều trị thoái hóa cột sống
Hiện nay, y học chưa tìm ra phương pháp nào chữa dứt điểm và làm trẻ hóa cột sống. Việc điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ triệu chứng, làm gia tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh:
- Ở giai đoạn đầu, khi các cơn đau ít hoặc mới ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
- Nếu bệnh chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp nhiều ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ… kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Có thể phối hợp với vật lý trị liệu giúp phục hồi và tăng cường các chức năng của cột sống.
- Việc điều trị bằng phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc co hẹp ống sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.
Viêm đa cơ
Bệnh viêm đa cơ là loại bệnh lý mạn tính, xuất hiện khi có khớp bị tổn thương hoặc thoái hóa. Viêm đa cơ có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, mọi giới tính và độ tuổi khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất ở người trung niên cao tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bệnh viêm đa cơ chủ yếu xảy ra trên những khớp nhỏ như: khớp bàn tay, khớp cổ tay, ngón tay, các khớp khuỷu, khớp vai, khớp đầu gối… Sự tác động đến đầu xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây nên những cơn đau nhức mỏi, đau buốt dai dẳng cho khớp.
Bệnh gây ra các triệu chứng:
- Yếu cơ ở vùng vai, cánh tay, chậu, đùi thường tổn thương nhất, người bệnh mệt mỏi khi vận động hoặc thực hiện các động tác cần nâng vai. Giai đoạn này các cơ khác cũng có thể tổn thương, kể cả cơ tim.
- Tổn thương da: ban ở các vùng da hở. Ban này thường rất ngứa, khiến người bệnh mất ngủ. Các tổn thương ở đầu khiến người bệnh bị hói đầu. Các ban tím sẫm xuất hiện quanh hốc mắt.
- Một số biểu hiện khác không đặc trưng như: hồng ban ở má, nhiều chấm nhỏ khiến da lốm đốm, nhạy cảm với ánh nắng, các biến đổi ở quanh móng và biểu bì.
- Các biểu hiện của viêm đa cơ và viêm da cơ khác: đau khớp, viêm khớp, tổn thương ống tiêu hóa, tổn thương phổi.
>> Điều trị viêm đa cơ
Các biện pháp điều trị viêm đa cơ hiện nay thường sử dụng như:
- Điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi không những không điều trị được bệnh mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc làm thất bại trong việc điều trị.
- Lọc huyết tương trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị thuốc không đáp ứng.
- Tập vật lý trị liệu tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về khớp hiệu quả
Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:
- Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
- Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
- Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:
- Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
- Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
- Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.
Kết luận
Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ giúp người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh về khớp hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số hotline: 0789.445.888 để được tư vấn sức khỏe hoàn toàn miễn phí.