Đau khớp cổ chân: Nguy cơ tiềm ẩn biến chứng, Cách chữa đau cổ chân hiệu quả

Đau khớp cổ chân: Nguy cơ tiềm ẩn biến chứng, Cách chữa đau cổ chân hiệu quả

Đau khớp cổ chân nguyên nhân do rất nhiều yếu tố tác động và nó có thể xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên hiện nay người bị đau khớp cổ chân thường chủ quan hay xem thường các triệu chứng của bệnh lý này, lâu dần đau khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng không hề nhẹ đến cuộc sống sinh hoạt bình thường và nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

Vị trí dễ bị tổn thương trong quá trình chuyển động của cơ thể nhất chính là khớp cổ chân. Sự uốn cong lặp đi lặp lại và giãn khớp cổ chân trong khi hoạt động khiến cho nó có nguy cơ cao bị chấn thương hoặc đau đớn. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây đau.

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân
Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân

Bong gân gây đau khớp cổ chân

Bong gân là tình trạng chấn thương dây chằng – một dải mô xơ cứng nối hai xương với nhau. Trong khi lúc sinh hoạt, chúng ta gặp một vài sự cố không đang có khiến dây chằng quang khớp cổ chân bị giãn rộng hoặc bị rách. Khi điều này xảy ra việc đau nhức ở khớp cổ chân là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, chân còn bị sưng, bầm tím và giảm chức năng hoạt động. Cách khắc phục nhanh nhất để tránh bị đau và nhanh khỏi đó là chườm đá, băng nén, kê cao vị trí chấn thương. Bong gân nhẹ có thể điều trị nhà nhưng nếu quá đau khớp cổ chân, trường hợp nặng thì cần phải có sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn.

Đau khớp cổ chân do hội chứng kích thích khớp cổ chân

Khi dây chằng hoặc dây thần kinh quanh khớp cổ chân bị đè nén sẽ dẫn đến hội chứng kích thích khớp cổ chân hay còn gọi là hội chứng rối loạn thần kinh chày sau ống cổ chân, từ đó xuất hiện những cơn đau mãn tính. Thần kinh chày có nhiệm vụ tiếp thu cảm giác đồng thời kiểm soát sự vận động của cổ chân và bàn chân. Áp lực chèn ép dây thần này sẽ dẫn đến sự đau đớn không hề nhẹ.

Đau khớp cổ chân do viêm gân

Đây là tình trang khớp cổ chân bị thoái hóa do thiếu máu nuôi của gân. Biểu hiện rõ rệt nhất là mỗi khi thưc dậy vào buổi sáng, người bệnh bước xuống giường và cơn đau nhói chân đến, nhưng đi thêm vài bước nữa thì đau nhói biến mất. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều ngày với mức độ ngày càng gia tăng, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe.

Vì viêm xương khớp

Bệnh viêm khớp là hiện tượng chỉ sự nhiễm trùng, sưng viêm trong khớp do rất nhiều nguyên nhân tác động như ít vận động, chấn thương, thừa cân béo phì,… Viêm khớp xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và khớp cổ chân cũng phải ngoại lệ. Khi vị viêm khớp cổ chân người bệnh thường bị đau khớp, cứng khớp, sưng đỏ khớp, có tiếng kêu phát ra từ khớp khi cử động và yếu cơ, đau nhức mỏi toàn thân.

Do thoái hóa khớp cổ chân 

Theo thời gian từng bộ phận chức năng trên cơ thể đều bị thoái hóa và không còn khả năng hoạt động hiệu quả như trước. Sự mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp và xương dưới sụn ở cổ chân đồng thời tuổi càng cao quá trình lão hóa càng để lại rất nhiều di chứng.

Tham khảo  Ăn đậu bắp có tác dụng gì? Đậu bắp bao nhiêu calo

Thừa cân béo phì

Cân nặng dư thừa chèn ép lên cơ thể và những cơ quan khớp xương khiến chúng dễ bị quá tải, suy yếu, tổn thương nhanh hơn. Đối với vùng khớp cổ – bàn chân lại có chức năng nâng đỡ toàn cơ thể, do đó mà khi chúng phải làm việc quá tải sẽ dễ bị mài mòn, mất đi chức năng vốn có và gây ra đau đớn.

Di chuyển quá nhiều, làm việc nặng

Những người chơi thể thao thường xuyên nhất là điền kinh, bóng đá,.. hay công việc phải đứng lâu một vị trí sẽ hay bị đau. Vì phải hoạt động quá nhiều dẫn đến sự quá tải cho khớp cổ chân.

Bệnh gout 

Đây là một dạng của của bệnh viêm khớp khiến bệnh nhân cảm thấy đau ở đầu gối, cổ chân, bàn chân,…. Do lượng acid uric trong máu tăng cao dẫn đến các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp.

Triệu chứng đau khớp cổ chân

Đau khớp cổ chân có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào những người ở tuổi trên 40, ban đầu triệu chứng chưa rõ rệt nhưng để lâu dần những cơn đau sẽ xuất hiện với tần sất và mức độ cao hơn.

  • Người bệnh cảm thấy đau vùng khớp cổ, bàn chân và vướng víu khi vận động. Mọi hoạt động sinh hoạt bình thường trở nên không còn linh hoạt như trước.
  • Mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, có thể thấy cứng khớp và đỡ hơn sau khi vận động.
  • Sự đau đớn biểu hiện bớt chợt hoặc khi người bệnh gắng sức hay ấn tay vào vùng khớp bị tổn thương, va đập nhẹ cũng khiến các cơn đau khớp cổ chân xuất hiện.

Trẻ bị đau khớp cổ chân

Theo những nghiên cứu thì trẻ em có khả năng không cao mắc chứng bệnh này, tuy nhiên trường hợp này không phải là hi hữu, nó chỉ không phổ biến như độ tuổi trung niên. Sau một ngày chạy nhảy nhiều hoặc có xô ngã, trẻ em tuổi học đường thường hay bị đau mỏi xương khớp hay đau nhức chân tay nhẹ. Nếu trẻ bị đau sau vận động quá nhiều hoặc do va chạm với các vật cứng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn tiếp tục bị đau trong nhiều nhiều, dai dẳng và hạn chế khả năng sinh hoạt thì các bậc cha mẹ nên cho con đi kiểm tra sức khỏe. Nguyên nhân dẫn dấn bệnh cơ xương khớp ở trẻ em đến từ các tác nhác nhau như: đau mỏi xương tuổi phát triển, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, viêm sau chấn thương,….

Khi trẻ bị mắc bệnh cần phải được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp. Mục đích của việc điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế tối đa sự tấn công phá hủy hệ xương của trẻ. Điều trị nên kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu, dùng thuốc và có thể là cả điều trị ngoại khoa.

Tham khảo  Ăn khoai lang có tác dụng gì? Những điều bạn nên biết về khoai lang

Lưu ý rằng khi trẻ mắc chứng bệnh liên quan đến khớp như vậy, các bậc phụ huynh đừng hạn chế con trẻ vui chơi mà hãy để cho chúng thoải mái. Vì khi để không hoạt động thì sẽ dẫn đến tình trạng cứng khớp, dính khớp. Hãy để cho trẻ thực hiện các bài tập phục hòi chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trẻ bị đau khớp cổ chân không là một vấn đề nghiêm trọng nếu bố mẹ biết xử lý đúng cách.

Trẻ bị đau khớp cổ chân
Trẻ bị đau khớp cổ chân

Mức độ nguy hiểm của đau khớp cổ chân

Hậu quả của chấn thương khớp cổ chân có thể sẽ khiến bàn chân lệch ra ngoài hoặc vào trong, ít hay nhiều tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng. Trong giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi cùng với đó là hiện tượng sưng đỏ và khi ấn vào mắt cá chân, vùng quanh khớp cổ chân sẽ thấy đau đặc biệt trong khi cử động cơn đau sẽ dữ đội và khó kiểm soát hơn. Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. Trường hợp người bệnh bị đau khớp cổ chân mỗi khi đi đứng, chạy nhảy là vì sụn khớp đã bị thoái hóa, hai đồng xương không còn được bảo vệ sẽ cọ sát vào nhau gây đau đớn. Thêm vào đó, chính vì sự tổn thương của xương dưới sụn mà để lại hậu quả là có thể hình thành các gai xương và chúng chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức.

Đau khớp cổ chân gây ra những phiền toái cho người bệnh vì quá trình di chuyển bị gián đoạn bởi những cơn đau, sinh hoạt trở nên khó hơn. Bên cạnh đó, đau khớp cổ chân trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm khớp cổ chân, thoái hóa khớp cổ chân, tràn dịch khớp cổ chân,….

Cách điều trị đau khớp cổ chân

Các bài tập giúp giảm đau khớp cổ cân

Bài tập gấp và duỗi bàn chân

Gấp mu bàn chân xa nhất có thể và giữ nguyên trong vài giây. Tiếp theo đó làm ngược lại, duỗi mu bàn chân ra xa nhất có thể và cũng giữ nguyên tư thế trong vài giây. Bài tập này giúp cho các dây chằng bị tổn thương sẽ không căng cứng khi di chuyển. Cùng với đó, bắp chân và các cơ cẳng chân duy trì sức mạnh tốt hơn và chuyển động bơm máu một cách uyển chuyển hơn, từ đó giảm sưng nề cho khớp cổ chân.

Cách điều trị đau khớp cổ chân
Cách điều trị đau khớp cổ chân

Bài tập xoay khớp cổ chân 

Thực hiện bằng cách xoay khớp cổ chân sang ngang hai bên và do đó sẽ giúp phục hổi các dây chằng bị tổn thương. Lưu ý rằng chỉ sử dụng bài tập này khi cơn đay do chấn thương khớp cổ chân đã dịu hằn. Cụ thể, bài tập được thực hiện như sau: xoay bàn chân với mũi chân hướng ra ngoài và sau đó ngược chiều để mũi chân hướng vào trong, động tác nên từ từ và trong giới hạn của cơn đau.

Tham khảo  Tê tay chân do đâu? Biến chứng nguy hiểm & Thuốc điều trị tê bì tay chân

Bài tập căng cơ bắp chân

Đặt chân duỗi ra phía sau và nghiêng người về phía trước, đảm bảo gót chân luôn tiếp xúc với sàn nhà. Khi tập sẽ có cảm giác căng ở mặt sau của cẳng chân. Giữ tư thế đó trong 20-30 giây và lặp lại từ 3 lần trở lên.

Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Bên cạnh việc chữa đau khớp cổ chân kết hợp thuốc và các bài tập đơn giản tại nhà thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt.

Bước 1: Chuẩn bị tư thế

Để người bệnh nằm ngửa, chân đau co lên trong tư thế thoải mái

Bước 2: Xoa bóp vùng cổ chân

Bắt đầu bằng cách lấy ngón tay xoa liên tục theo hình tròn nhỏ trên vùng hõm trước cổ chân, mắt cá trong và mắt cá ngoài. Động tác này sẽ giúp lưu thông khí huyết, xoa dần dần theo mức độ từ nhẹ đến mạnh, từ trên xuống dưới.

Bước 3: Bấm huyệt

Những vị trí nên bấm huyệt là các vị trí như

  • Huyệt giải khê: ở trên nếp gấp trước khớp cổ chân, ở chỗ lõm giữa hai gân cơ, người bệnh nên co bàn chân lên để dễ dàng thấy rõ huyệt hơn.
  • Huyệt Côn Lôn: nằm ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.
  • Huyệt Thái khê: ở vị trí lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ sau của gân gót.

Bấm huyệt ở mỗ vị trên trong khoảng 1-2 phút để có hiệu quả

Cách phòng tránh đau khớp cổ chân

Những bệnh nhân bị đau khớp cổ chân nên chú ý theo dõi tình trạng bệnh để chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó những người chưa bị chứng bệnh này cũng nên có lối sống lành mạnh để phòng tránh đau khớp cổ chân, tránh những phiền toái không đáng có.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ít chất béo, bổ sung các thực phẩm giàu can xi, vitamin D, B12, axit béo, omega 3. Nên hạn chế tối đa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,…..
  • Luyện tập thể thao giúp chắc khỏe, dẻo xương: việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp xương khớp dẻo dia hơn, hệ xương quen với việc vận động linh hoạt sẽ chịu được tác động của lực nhiều hơn và tránh được đau khớp cổ chân.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không nên để thừa cân béo phì để không làm tăng áp lực cho cổ chân.

Kết luận 

Như vậy, đau khớp cổ chân là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thời nhưng khi để trong thời gian dài sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình sinh hoạt của người bệnh. Do đó, bạn nên chữa trị ngay khi chưa xuất hiện những biến chứng khác. Chako mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mọi thắc mắc liên quan có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0789445888. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.