Tê tay chân do đâu? Biến chứng nguy hiểm & Thuốc điều trị tê bì tay chân

Tê tay chân do đâu? Biến chứng nguy hiểm & Thuốc điều trị tê bì tay chân

Tê tay chân là một trạng thái thường gặp ở những người mắc các bệnh lý về xương khớp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tê bì tay chân. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ để có phương án điều trị kịp thời. 

Tê tay chân là gì?

Thông thường, ở mỗi đầu ngón tay và chân đều được “bố trí” dày đặc các dây thần kinh. Chính vì vậy, khi chạm phải vật nóng, tay chân sẽ tự động rụt lại. Nếu bạn bị tê tay chân thì sẽ gây giảm cảm giác và thậm chí năng hơn có thể gây mất cảm giác hoàn toàn. Tình trạng này có thể khởi phát rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, có cảm giác như bị châm chích ở đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác.

Tê tay chân là gì?
Tê tay chân là gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Theo một kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia xương khớp hàng đầu đã chỉ ra rằng, hiện tượng này có thể hình thành bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến có thể tham khảo như:

  • Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể gây nên những cơn đau cùng với tê ở cánh tay, lòng bàn tay và chân.

Theo thống kê, có tới 80% người bị mắc thoát vị đĩa đệm thường xuyên cảm thấy những cơn đau nhức, tê bì ở đùi, bắp chân hoặc ở bắp tay, các đầu ngón tay, ngón chân là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tình trạng này xuất hiện khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào các rễ thần kinh cột sống.

  • Đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một hậu quả do chứng thoát vị đĩa đệm để lại. Thoát vị đĩa đệm khiến cho phần đĩa đệm chệch khỏi vị trí ban đầu sau đó chèn ép lên các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ thắt lưng xuống mông, đùi và bắp chân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây ra đau nhức, tê bì chân hoặc tay, điểm nào càng bị chèn ép nhiều thì bệnh nhân sẽ càng cảm thấy đau nhiều.

  • Viêm khớp dạng thấp

Tình trạng tê sẽ xuất hiện khi các khớp, rễ thần kinh bị thương tổn và viêm nhiễm.

Ở trường hợp những bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng này thường kéo dài do bệnh nhân phải ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.

  • Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là hiện tượng cột sống bị thu nhỏ, kích thước hẹp hơn so với người bình thình. Hẹp ống sống bẩm sinh sẽ chèn ép các rễ thần kinh chạy qua gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tê bì tay chân và hạn chế khả năng vận động.

  • Thiếu máu não do thoát vị chèn ép

Có thể nói rằng, thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng tê bì tay chân hiện nay. Bệnh thiếu máu não thường khởi phát đột ngột, diễn biến trong khoảng thời gian ngắn, đi kèm với đó là triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, choáng váng, chóng mặt,…

Tham khảo  Ăn khoai lang có tác dụng gì? Những điều bạn nên biết về khoai lang

Khi cảm thấy tay chân bị tê cứng, người bệnh nên cảnh giác với nguyên nhân này. Tuy nhiên, về bản chất thiếu máu não cũng là triệu chứng của việc rễ thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm gây ra mà thôi.

  • Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng hình thành do chức năng tự miễn của cơ cơ thể bị rối loạn từ đó tấn công nhầm vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra tổn thương màng bọc Myelin, co thắt các cơ bắp và gây ra tình trạng tê bì chân tay kéo dài.

  • Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt không khoa học cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương xương khớp, dẫn tới hiện tượng tê bì ở tay chân.

Cụ thể:

– Tư thế làm việc: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê bì tay chân.

– Sinh hoạt sai tư thế: Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,… sẽ khiến tay chân tê bì.

– Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì.

Triệu chứng của bệnh tê tay chân 

Tê bì chân tay đi kèm rối loạn vận động

Người bệnh có thể đi kèm theo đó là các rối loạn vận động. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy tê và ngứa ran hoặc đau nhức ở lòng bàn chân, sau đó lan đến cẳng chân, đầu ngón tay, bàn tay và cánh tay. Không chỉ vậy, người bệnh còn thấy luôn mỏi mệt, suy nhược cơ thể,…

Tê chân tay kèm theo cứng cơ và chuột rút

Ngoài cảm giác tê ở tay và chân, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như cứng cơ và chuột rút. Nếu thường xuyên có những biểu hiện trên, rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến gia tăng lượng đường huyết khiến các mạch máu bị thương tổn. Điều này sẽ giảm lưu thông máu tới các chi gây ra tình trạng tê bì ở tay và chân kèm theo chứng cứng cứng cơ và chuột rút.

Triệu chứng của bệnh tê tay chân 
Triệu chứng của bệnh tê tay chân 

Tê bì chân tay kèm các u nang quanh khớp

Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng sưng, xuất hiện các u nang quanh vùng bị tê cũng rất phổ biến. Đối với nga hạch thông thường, chúng xuất hiện rồi có thể tự biến mất. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, chúng lại phát triển to hơn, gây ra đau nhức hoặc tình trạng tê chân tay. Khi đó, bạn sẽ có thể phải tìm đến biện pháp phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Tê tay chân do thiếu chất gì?

Bệnh có thể xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Một số khoáng chất bắt buộc cần phải có để cơ thể có thể tái tạo và phát triển hệ cơ xương khớp là: Canxi, Kali, Magie, Vitamin B1, B12 và Acid Folic. Đây đều là những khoáng chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào mới cho cơ thể, tốt cho hệ xương, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

Tham khảo  Ăn lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt trị bệnh gì?

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu như phát hiện những triệu chứng kể trên kèm theo một số triệu chứng liệt kê dưới đây thì người bệnh nên tới ngay cơ sở thăm khám gần nhất để được tư vấn và có phương pháp điều trị hợp lý: 

  • Bị tê bì kéo dài. Thử mọi biện pháp nhưng không dứt. Diễn ra liên tục khoảng trên 6 tuần
  • Tê chân đi kèm với bất kỳ triệu chứng mãn tính khác
  • Bị tê chân kèm thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ của chân và bàn chân
  • Hay quên, dễ nhầm lẫn
  • Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột
  • Tê liệt xảy ra sau một chấn thương đầu
  • Đau đầu dữ dội, chóng mặt, khó thở, co giật

Hay tê tay chân khi ngủ nguy hiểm không?

Nhiều người thường gặp biểu hiện tê bì tay chân khi ngủ dậy mỗi sáng hoặc thậm chí vào cả ban đêm. Nếu hiện tượng này ít khi xảy ra và chủ yếu là do sai tư thế khi ngủ, tay chân bị tỳ đè khiến mạch máu khó lưu thông thì không đáng lo ngại, bạn chỉ cần điều chỉnh lại tư thế ngủ thoải mái là hết tê bì.

Tuy nhiên, nếu tê bì xảy ra thường xuyên và không phải là do sai tư thế thì rất có thể đó triệu chứng của một trong các bệnh lý xương khớp, tim mạch,…được nêu ở trên. Khi đó, bệnh có thể gây nguy hiểm cho con người nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm kịp thời.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy do bệnh lý như sau:

  • Mất cảm giác ở tay chân
  • Tay chân bị thiếu máu tê bì lâu ngày có thể dẫn đến bị hoại tử
  • Do bệnh lý đái tháo đường xuất hiện khi thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Nếu xảy ra ở bàn chân có thể làm loét tại bàn chân, khi không được chữa trị kịp thời thì rất có thể bị “đoạn chi” (phải cắt cưa chi)
Hay tê tay chân khi ngủ nguy hiểm không?
Hay tê tay chân khi ngủ nguy hiểm không?

Cách phòng ngừa tê bì chân tay

Để hạn chế tình trạng tay chân bị tê, đòi hỏi người bệnh phải thực hiện theo một số lưu ý sau sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh rất tốt và vô cùng phù hợp:

  • Nên vận động với những bài tập nhẹ nhàng tại tay chân như: xoa bóp, bấm huyệt, thư giãn, đi lại nhẹ nhàng,…
  • Nên chú ý tới những thành phần của các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị các loại bệnh khác xem có mang lại tác dụng phụ nào không.
  • Nếu bạn có tình trạng tê tay và chân sau khi ngủ dậy, bạn cần thay đổi tư thế liên tục trong khi ngủ, không nên nằm nguyên một tư thế quá lâu. Đồng thời, người bệnh cũng nên gác chân hoặc tay lên đệm hoặc gối giúp hạn chế chứng tê chân tay khi ngủ.
  • Bên cạnh đó, người bị tê chân tay cũng nên có một chế độ ăn uống, dinh dưỡng cân bằng và khoa học giúp bổ sung đầy đủ thêm các nhóm Vitamin cũng như các loại dưỡng chất cần thiết khác.
Tham khảo  Trò chơi Cities Skylines Việt Hóa – Nơi xây dựng thành phố tráng lệ

Điều trị tê tay chân

Có rất nhiều phương pháp khác nhau có thể áp dụng trong khi điều trị bệnh. Người bệnh có thể căn cứ theo tình trạng bệnh cụ thể mà chọn lựa một trong những hình thức chữa trị như sau:

Dùng thuốc Tây Y

Sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ về loại thuốc sử dụng, thời gian uống và liều lượng dùng, tránh tự ý đổi thuốc hoặc dùng quá liều chẳng những hết bệnh mà còn nguy hiểm có thể gây xuất huyết bao tử, suy gan, thận…

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể kết hợp bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi cho hệ xương khớp,  đặc biệt có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn nhằm tăng cường sự chắc khỏe cho xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… 

Điều trị bằng Đông Y

  • Dùng thảo dược tự nhiên: Một số bài thuốc Nam chữa tê bì chân tay hữu ích như cây ngải cứu, lá lốt, cỏ xước, mật gấu, xương rồng, chuối hột,….
  • Châm cứu: Dùng kim nhỏ để châm vào các huyệt đạo quanh vùng bị tê bì giúp tăng lưu thông khí huyệt, thông kinh mạch.
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Là cách làm dịu nhẹ các cơn đau nhức, tê bì do khối thoát vị chèn ép.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
  • Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
  • Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

  • Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
  • Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
  • Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao

Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Chako cung cấp cho người bệnh về tê tay chân. Bệnh hoàn toàn có thể được khống chế nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên của bệnh, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia xương khớp đầu ngành của Chako theo số hotline: 0789.445.888 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *