Bệnh gút (gout): Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh tại nhà

Bệnh gút (gout): Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh tại nhà

Bệnh gout trước đây thường được gọi là căn bệnh của người giàu bởi chế độ ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng cộng với việc ít phải lao động nặng nhọc. Tuy nhiên hiện nay, gout đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, đặc biệt là ở nam giới. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về gout sẽ giúp chúng ta có được cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy bệnh gout là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh như thế nào? Cùng Chako tìm hiểu nhé!

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Bệnh gout là gì
Bệnh gout là gì

Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng dược phẩm cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Bệnh gout có nguy hiểm không?
Bệnh gout có nguy hiểm không?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận.
Giai đoạn 2: nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.
Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

Tham khảo  Bệnh loãng xương là gì? Cách phát hiện và Phác đồ điều trị loãng xương

Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.
Hầu hết người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Nguyên nhân gây bệnh Gout (gút) là gì?


Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout, tuy nhiên các tác nhân này vẫn được chia thành 2 nhóm chính dưới đây:

Nguyên nhân nguyên phát

Thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi trong khoảng 30 – 60 tuổi, con số này chiếm tới 95% tổng số người bị mắc bệnh gout. Chế độ ăn thực phẩm có nhiều purin như: tôm, gan, thận, lòng đỏ trứng, cua, nấm… được coi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát được cho là do các bệnh lý có sẵn trong cơ thể từ trước đó như: suy thận, các bệnh về máu, sử dụng sản phẩm lợi tiểu, các loại thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính và kháng lao. Việc dùng những loại thuốc trên trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, tác nhân gây nên bệnh gout.

Ngoài ra, theo đánh giá, bệnh gout cũng có thể do di truyền nhưng trường hợp này khá hiếm gặp.

Cảnh báo những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Theo nghiên cứu từ các bệnh viện lớn hàng đầu thế giới đã chỉ ra nhóm 5 đối tượng dễ mắc bệnh gout nhất đó là:

– “Người thừa cân, béo phì”

– “Gia đình có người mắc bệnh gout”

– “Người có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý”

– “Người ít vận động thể lực”

– “Những người uống nhiều bia, rượu”

Những triệu chứng mà người bệnh Gout (gút) thường gặp

Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
Khớp sưng đỏ
Vùng xung quanh khớp ấm lên
Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.Nếu người bị bệnh gout không trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

Những triệu chứng mà người bệnh gút thường gặp
Những triệu chứng mà người bệnh gút thường gặp

U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

Tham khảo  Nguyên nhân nhức mỏi xương khớp, Cách điều trị nhức mỏi xương khớp

Phòng ngừa bệnh Gout (gút)

Việc ý thức phòng bệnh gout từ sớm có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may mắc phải thì cũng giảm thiểu khả năng bị ảnh hưởng từ biến chứng của căn bệnh này.
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
Tập thể dục hằng ngày
Duy trì cân nặng hợp lý Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:
Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …
Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày
Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
Không uống cà phê, trà, nước uống có ga

Nguyên tắc điều trị gout

Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp.
Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các mô và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gout chưa có nốt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với gout có nốt tophi.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh Gout (gút)

Điều trị nội khoa

Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp
Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

Gout kèm biến chứng loét
Bội nhiễm nốt tophi
Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ
Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị bệnh gout

Các vị thuốc đông y trị bệnh gout có thể mang lại hiệu quả cao mà an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ như thuốc tây y. Tuy nhiên nhược điểm của thuốc đông y là tác dụng chậm nên thời gian điều trị thường kéo dài, do đó bệnh nhân cần phải kiên trì.

Tham khảo  Tê tay chân do đâu? Biến chứng nguy hiểm & Thuốc điều trị tê bì tay chân

Theo quan niệm của đông y bệnh gout là do sự tắc nghẽn khí huyết, phủ tạng bị suy yếu không nuôi dưỡng được xương khớp đồng thời các yếu tố (phong, hàn, thấp) xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh. Do đó để điều trị bệnh cần tăng cường lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc, loại bỏ tà khí, độc tố gây bệnh và bồi bổ các phủ tạng.

Các thuốc đông y ngày nay đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều chuyên gia xương khớp và bệnh nhân vì sự an toàn cùng khả năng đi sâu vào căn nguyên của bệnh để điều trị, đem lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Bệnh gout gây nhiều đau đớn cho người mắc và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên có một chế độ ăn uống hợp lý cùng chế độ sinh hoạt khoa học để hạn chế những tác động xấu của bệnh. Hy vọng những tổng hợp và phân tích mà chúng tôi đã cung cấp trên đây có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình điều trị bệnh được hiệu quả. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc cũng như câu hỏi nào về bệnh, hãy liên hệ trực tiếp với Chako ngay theo số hotline: 0789.445.888 để nhận được sự tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *