Nguyên nhân nhức mỏi xương khớp, Cách điều trị nhức mỏi xương khớp

Nguyên nhân nhức mỏi xương khớp, Cách điều trị nhức mỏi xương khớp

Nhức mỏi xương khớp là một căn bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi rung niên và cao tuổi. Bệnh này không những gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu ở các bộ phận trên cơ thể mà đôi khi đây còn là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể hình thành do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, do vậy người bệnh cần có những hiểu biết cơ bản để có thể nhận biết và có phương pháp can thiệp kịp thời nhất. Cùng chuyên gia xương khớp Chako tìm hiểu bệnh nhức mỏi xương khớp trong bài viết dưới đây!

Nhức mỏi xương khớp là bệnh gì?

Xương và khớp là hai bộ phận giúp chống đỡ và duy trì hoạt động vận động của cơ thể. Hiện tượng nhức mỏi xương khớp là cảm giác đau nhức dai dẳng, khó chịu ở bất kỳ bộ phận nào có liên quan tới các khớp trên cơ thể, chính vì vậy người bệnh sẽ ngại khi phải hoạt động hoặc đi lại nhiều. Bệnh có thể xảy ra trên nhiều đối tượng: người trẻ, người già và thông thường thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh sẽ nhiều hơn nam giới. 

Nhức mỏi xương khớp là bệnh gì?
Nhức mỏi xương khớp là bệnh gì?

Bị nhức mỏi xương khớp có nguy hiểm không?

Nhìn chung, nhức mỏi xương khớp không thể đe dọa tới tính mạng con người. Nhưng nếu như không được chữa trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng nên khả năng đi lại và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Ngoài ra, nhức mỏi xương khớp cũng gây nên một số hiện tượng như: cứng khớp, đau nhức khớp làm cản trở quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến sụn khớp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này nếu để lâu sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp dẫn tới bại liệt.

Các triệu chứng bệnh nhức mỏi xương khớp

Phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhức mỏi xương khớp sẽ giúp giảm bệnh sớm trong giai đoạn bệnh vẫn còn nhẹ, giúp hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh.

Bạn có thể tham khảo những triệu chứng của bệnh nhức mỏi xương khớp hay gặp ngay dưới đây:

Cứng khớp

Hiện tượng cứng khớp xảy ra khi bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình cử động, các cử động không còn linh hoạt, thi thoảng khi cử động tại các khớp sẽ phát ra tiếng kêu. Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi bạn mới ngủ dậy, cơ thể không vận động trong một khoảng thời gian.

Ngoài triệu chứng cứng khớp, một số biểu hiện khác của bệnh nhức mỏi xương khớp cũng có thể kể đến như: thiếu máu, mệt mỏi, chán nản, các cơn đau kéo dài từ 3 ngày trở lên, sốt nhẹ nhưng không có dấu hiệu cảm cúm,…

Đau các khớp

Đau khớp có lẽ là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy khi mắc bệnh nhức mỏi xương khớp. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp ít hay nhiều. Tuy nhiên, cơn đau nhức này sẽ có xu hướng ngày càng gia tăng và kéo dài hơn khi bạn vận động nặng, hoạt động nhiều, đau mỗi khi về đêm hoặc sáng sớm.

Sưng, tấy, các khớp bị đỏ

Dấu hiệu cũng có thể dễ dàng nhận thấy khi mắc bệnh nhức mỏi xương khớp đó là sưng khớp. Các khớp sẽ bị sưng kèm theo tình trạng đỏ nhẹ, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng viêm sẽ có độ sưng và đỏ là khác nhau.

Tham khảo  Tê tay chân do đâu? Biến chứng nguy hiểm & Thuốc điều trị tê bì tay chân

Nguyên nhân gây nhức mỏi xương khớp toàn thân 

Nhức mỏi xương khớp toàn thân có thể bị tác động bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Hầu hết những tình trạng nhức mỏi xương khớp đều liên quan tới việc lạm dụng các khớp, căng thẳng quá mức, thừa cân, do tuổi tác… Tham khảo ngay những nguyên nhân dưới đây để tìm được biện pháp chữa trị bệnh hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây nhức mỏi xương khớp toàn thân 
Nguyên nhân gây nhức mỏi xương khớp toàn thân 

Căng thẳng quá mức

Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, hệ thống miễn dịch sẽ không thể kiểm soát được các phản ứng viêm. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể không thể chống lại được với bệnh tật, nhiễm trùng và gây ra những cơn đau, nhức. Căng thẳng quá mức thường được nhận biết thông qua các biểu hiện như:

  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Huyết áp tăng cao đột ngột
  • Đổ mồ hôi lạnh hoặc nóng trong người
  • Thở nhanh, gấp
  • Cảm giác run rẩy bất thường
  • Đau nửa đầu hoặc cả đầu

Đối với nguyên nhân này thì người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh, cố gắng hạn chế căng thẳng, ăn uống hợp lý và ngủ đủ giấc.

Mất nước

Nước là một trong những thành phần không thể thiếu của cơ thể. Nước giúp tăng cường trao đổi đồng thời đảm bảo các hoạt động của cơ thể được diễn ra liên tục. Chính vì vậy, việc thiếu nước làm cho nhiều cơ quan cũng như là hệ miễn dịch không thể hoạt động được bình thường. Đó cũng là lý do vì sao nam giới thường xuyên cảm thấy nhức mỏi khắp cơ thể, mệt mỏi khi bị mất nước. Mất nước có thể dễ dàng phát hiện nhờ những biểu hiện như:

  • Nước tiểu có màu nâu đậm chuyển dần sang nâu đỏ
  • Chóng mặt
  • Cảm giác khát nước liên tục

Cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước nhất định, nhất là vào những ngày nóng sẽ có thể bị mất nước nhanh chóng. Bởi vậy, đối với nguyên nhân này người bệnh chỉ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết để cơ thể hoạt động mỗi ngày.

Bệnh gout

Gout được hình thành do sự tích tụ axit uric ở các khớp. Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh chính là đau nhức, mỏi, khó chịu ở các khớp. Bệnh gout có xu hướng ảnh hưởng tới các khớp đầu ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác trên cơ thể nhưng thường ít gặp hơn. Cơn đau do bệnh gout gây ra thường kéo dài trong khoảng từ 3 – 10 ngày.

Bệnh có xu hướng trầm trọng hơn về ban đêm, gây đau đớn cho người bệnh. Nếu như để lâu không chữa trị, bệnh có thể ảnh hưởng tới tất cả các khớp trên cơ thể. Do đó, khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, bạn cần đến các cơ sở để thăm khám và nhận lời khuyên hỗ trợ điều trị từ các bác sĩ để đưa ra được cách chữa trị phù hợp nhất.

Loãng xương

Loãng xương khiến xương yếu và làm giảm mật độ xương. Tình trạng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ lớn tuổi. Loãng xương cũng có thể được coi là một nguyên nhân gây nên nhức mỏi xương khớp toàn thân. Trong thời kỳ đầu, bệnh sẽ không biểu hiện nhiều, tuy nhiên sau đó, bệnh có xu hướng gây nên tình trạng đau nhức khắp cơ thể, làm giảm khả năng hoạt động, móng tay yếu, dễ gãy.

Tham khảo  Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì? Có nguy hiểm không và Cách điều trị

Tuổi tác

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về xương khớp. Khi tuổi cao, người bệnh thường phải đối mặt với sự thoái hóa, bào mòn của hệ thống xương khớp, gây nên tình trạng yếu, viêm và nhức mỏi các khớp xương.

Triệu chứng nhức mỏi xương khớp do tuổi tác thường gặp ở phụ nữ trung niên trên 45 tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Nhức mỏi xương khớp khi thay đổi thời tiết

Sự thay đổi nhiệt độ thất thường của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhức mỏi xương khớp toàn thân. Cụ thể, sự thay đổi thời tiết làm ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của các khớp xương, gây nên các cơn đau nhức ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Thừa cân

Hệ thống khung xương được cấu tạo bởi các khớp xương, hệ thống sụn, các dây chằng xung quanh có tác dụng chống đỡ cơ thể tương ứng với mật độ của hệ thống xương. Chính vì vậy, khi cơ thể tăng cân, béo phì sẽ gia tăng áp lực lên hệ thống khung đỡ của cơ thể cụ thể hơn là hệ thống sụn và xương. Sau một thời gian dài có thể gây nên hiện tượng nhức mỏi các khớp xương bị chịu ảnh hưởng. Đối với trường hợp này, người bệnh nên ăn uống, chơi thể thao phù hợp đồng thời bổ sung các thực phẩm chức năng làm tăng cường độ khoẻ mạnh của khung xương.

Bị nhức mỏi xương khớp nên làm gì?

Trước hết, khi bắt đầu trị bệnh cần tuyệt đối tránh những loại không rõ nguồn gốc thường được rao bán theo lời truyền miệng của những người xung quanh.

Bị nhức mỏi xương khớp nên làm gì?
Bị nhức mỏi xương khớp nên làm gì?

Khi gặp phải chứng nhức mỏi xương khớp toàn thân dù là người trẻ hay già cũng nên đi khám tại các bệnh viện để lấy lời khuyên từ bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thể sử dụng các thực phẩm chức năng để hỗ trợ trong quá trình trị bệnh.

Cách điều trị bệnh nhức mỏi xương khớp hiệu quả

Hỗ trợ điều trị bằng Tây Y

Sử dụng các dược phẩm Tây Y đang là lựa chọn của hầu hết mọi người vì tính tiện lợi và giảm đau nhanh. Bạn sẽ được kê các thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ để thúc đẩy quá trình trị bệnh. Có thể giúp người bệnh giảm nhức mỏi khớp, đi lại thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này thường là rất dễ gây nên những phản ứng phụ hdẫn tới khó chữa trị hơn ban đầu. 

Chako – Hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
  • Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
  • Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

  • Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
  • Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
  • Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Tham khảo  Chèn ép rễ thần kinh cổ: Triệu chứng & Cách chữa chèn ép dây thần kinh

Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Vật lý trị liệu

Bạn có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm kim… để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ hiệu quả với một bộ phận nhỏ những người hợp với việc vật lý trị liệu, hơn nữa, phương pháp này cần duy trì thường xuyên nếu như không muốn bệnh tái phát.

Chăm sóc tại nhà

Có thể sử dụng các loại kem bôi ngoài da dạng gel để giảm các cơn nhức mỏi của bệnh, duy trì các tư thế làm việc, tư thế ngồi đúng. Đồng thời, cũng cần hạn chế các hoạt động quá nặng nhọc gây ảnh hưởng tới các khớp xương. Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao đầy đủ để cơ thể được nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân của viêm khớp.

Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Có rất nhiều những bài thuốc dân gian được lưu truyền đem lại hiệu quả khá khả quan cho người sử dụng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: lá lốt, ngải cứu… để bào chế thành dạng thuốc đắp, bôi ngoài da hoặc uống đều vô cùng an toàn. 

Tuy nhiên,phương pháp này chỉ có thể áp dụng và đem lại hiệu quả đối với những trường hợp người bệnh bị nhức mỏi xương khớp toàn thân ở mức độ nhẹ.

Phòng ngừa nhức mỏi xương khớp như nào cho đúng?

Để duy trì trạng thái xương khớp khỏe mạnh, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:

  • Thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Hạn chế ăn những đồ ăn có tác động xấu tới xương khớp.
  • Vận động nhẹ, khởi động thật kỹ trước khi tập luyện thể dục, thể thao
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc
  • Duy trì khối lượng cơ thể ở mức ổn định
  • Thực hiện các bài tập tốt cho các khớp xương
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi, đạp xe…
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
  • Bổ sung vitamin D để giảm thiểu nguy cơ loãng xương

Kết luận

Bài viết trên đây là những tổng hợp và phân tích chi tiết nhất về nhức mỏi xương khớp. Hy vọng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh được tốt và hiệu quả nhất. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc nào về bệnh nhức mỏi xương khớp hay các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia Chako qua hotline: 0789.445.888 để nhận được sự tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *