Chèn ép rễ thần kinh cổ gây tê, đau cổ, cơn đau lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay và cả ngón tay. Nguy hiểm hơn, chèn ép rễ thần kinh tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, đe dọa khả năng vận động của người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết hiện tượng bệnh lý này là gì? Cách điều trị và phòng ngừa chèn ép dây thần kinh ra sao? Chuyên gia sức khỏe xương khớp Chako giúp bạn đọc tìm lời giải đáp.
Chèn ép rễ thần kinh cổ là gì?
Dây thần kinh là tập hợp gồm nhiều sợi thần kinh có dạng sợi trục, được bao bọc giống như dây cáp. Dây thần kinh có chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ não bộ đến các cơ quan ngoại vị hoặc ngược lại. Rễ thần kinh là phần đầu của dây thần kinh.
Dễ hiểu hơn, dây thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền thông tin từ não bộ (thần kinh trung ương) đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Những thông tin này chính là các lệnh để não bộ điều khiển hoạt động của các cơ quan. Khi dây thần kinh bị ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động dẫn truyền thông tin này, các hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị gián đoạn hoặc không thể thực hiện được chức năng. Đây cũng chính là lý do vì sao tổn thương dây thần kinh có thể làm người bệnh mất khả năng vận động, dẫn đến liệt.
Trong cấu tạo cơ thể con người, rễ thần kinh được chia thành hai loại:
- Rễ thần kinh sọ là phần đầu của dây thần kinh sọ. Con người có 12 cặp dây thần kinh sọ. .
- Rễ thần kinh cột sống là đoạn đầu hoặc đoạn gần nhất của dây thần kinh tủy sống. Con người có 31 cặp dây thần kinh tủy sống. Về cấu tạo, các dây thần kinh đi ra từ tủy sống bao gồm một rễ thần kinh cảm giác và một rễ thần kinh vận động.
Rễ thần kinh cổ bao gồm 8 cặp dây thần kinh ở các đốt sống cổ từ C1-C8. Chèn ép rễ thần kinh cổ là hiện tượng các dây thần kinh chịu áp lực do bị chèn ép bởi các mô hay đốt sống, từ đó làm ngăn chặn dẫn truyền thông tin, tín hiệu đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Hội chứng này sẽ gây đau, tê cổ, theo thời gian, các triệu chứng nhanh chóng lan rộng xuống bả vai và tay.
Chèn ép rễ thần kinh cổ có nguy hiểm không?
Người bị chèn ép rễ thần kinh cổ hầu hết đều gặp phải các khó khăn liên quan đến vận động và cảm giác, trong đó phải kể đến:
Đau mỏi vai gáy
Người bị chèn ép rễ thần kinh cổ thường xuyên bị đau mỏi vai gáy. Cảm giác đau nhức rõ ràng và như tăng lên khi ngửa cổ hay quay sang trái, phải. Đôi khi, người bệnh có thể gặp phải những cơn đau dữ dội, đau đến không ngủ được. Cảm giác đau mỏi thường trực khiến bệnh nhân không thể tập trung làm việc.
Thêm vào đó, hội chứng này khi tiến triển nặng, người bệnh còn cảm thấy đau mỏi ở cả bả vai, dọc theo một bên cánh tay hoặc cả hai bên. Vì vậy, người thường xuyên cảm thấy đau mỏi vai gáy không rõ nguyên nhân, rất có thể họ đang bị chèn ép rễ thần kinh cổ.
Rối loạn cảm giác
Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác nóng lạnh, nhiều khi sẽ cảm thấy nóng rát ở vùng thần kinh chi phối cảm giác. Đồng thời, người bị chèn ép rễ thần kinh cổ còn cảm thấy tê bì cổ, vai, cánh tay, có lúc lại cảm giác kiến bò, rất khó chịu.
Suy yếu cơ, teo cơ
Hậu quả này xảy ra do các dây thần kinh chi phối hoạt động của nhóm cơ này bị chèn ép, khí các cơ này hoạt động không bình thường hoặc không thực hiện được chức năng. Để nhận biết có bị teo cơ hay không, người bệnh hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường và so sánh kích thước hai bên.
Đau đầu, chóng mặt
Thường xuyên xảy ra khi thay đổi tư thế, cảm giác đau đầu, chóng mặt khiến người bệnh choáng nhẹ.
Nguyên nhân chèn ép rễ thần kinh cổ
Hội chứng chèn ép rễ thần kinh cổ chủ yếu do các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Đó là các bệnh lý liên quan đến cột sống hoặc thần kinh trung ương. Các bệnh lý có khả năng gây ra các tác động làm chèn ép rễ thần kinh cổ như:
Thoái hóa đốt sống
Thoái hóa đốt sống cổ được biết đến là căn bệnh thường gặp ở người già. Bệnh xương khớp này gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, đồng thời có thể làm giảm khả năng vận động.
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do hệ xương và sụn ở đốt sống cổ bị lão hóa. Do đó, bệnh lý này phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ người từ 30 – 40 tuổi mắc thoái hóa đốt sống cổ tăng lên đáng kể,
Theo tiến trình lão hóa của hệ xương khớp, đĩa đệm cột sống bị mất nước dần, lồi da và dần trở nên cứng hơn. Điều làm các đốt sống sát vào nhau, xuất hiện gai đốt sống để gia tăng độ vững chắc cho cột sống cổ. Tuy nhiên, các gai xương này lại làm hạn chế vận động do chèn ép rễ thần kinh đốt sống cổ, từ đó gây đau tê cổ, vay gái và cả cánh tay.
Lao cột sống
Lao cột sống là bệnh lý viêm cột sống đĩa đệm do tác động của vi khuẩn lao. Vi khuẩn này theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại hệ xương đặc biệt là cột sống cơ thể. Tại đó, vi khuẩn lao sẽ gây tổn thương, gây viêm cột sống, từ đó chèn ép vào rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng, cột sống ngực hay cột sống cổ.
Chèn ép rễ thần kinh cổ dạng này khiến người bệnh cảm thấy cơn đau âm ỉ hoặc thậm chí là cơn đau dữ dội dọc theo dây thần kinh đó.
Khối u cột sống
U cột sống là tế bào đột biến tăng sinh bất thường tạo thành khối xuất hiện tại tủy sống, cột sống của người bệnh. Những khối bất thường này tăng kích thước theo thời gian, chèn ép rễ thần kinh cổ – đối với trường hợp người có khối u ở cột sống cổ. Khi khối u phát triển đến giai đoạn này, người bệnh nhanh chóng gặp phải các biến chứng nguy hiểm như tê liệt tay chân, hạn chế khả năng vận động.
Triệu chứng chèn ép rễ thần kinh cổ
Số liệu nghiên cứu cho thấy, hiện nay, bệnh chèn ép rễ thần kinh cổ thường gặp nhất ở người bệnh trong độ tuổi tư f30 – 40 tuổi. Các triệu chứng cảnh báo bệnh lý này phải kể đến:
– Mỏi cổ, đau cổ: cảm giác đau nghiêm trọng hơn khi ngửa cổ hoặc cúi xuống, các hoạt động đơn giản như quay sang trái, sang phải cũng cảm thấy đau đớn. Cơn đau thường trực đến mức khiến người bệnh không thể ngủ được, không thể tập trung làm việc.
– Cơn đau lan rộng: ban đầu cơn đau xuất hiện ở cổ gáy, sau đó lan xuống bả vai, xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay. Cơn đau do chèn ép rễ thần kinh cổ nhanh chóng lan xuống cả tay của người bệnh. Đặc biệt, người bệnh còn có thể cảm nhận rõ đường đau, có cảm giác như cơn đau chạy theo cả cánh tay.
– Tê ngón tay: cảm giác tê xuất hiện theo rễ thần kinh cổ bị chèn ép xuống ngón tay người bệnh.
– Cơ yếu, teo cơ: người bị chèn ép rễ thần kinh cổ có nguy cơ bị teo cơ ngón tay hay teo cơ bàn tay.
Chẩn đoán chèn ép rễ thần kinh cổ
Trong chẩn đoán các bệnh về cột sống, ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có vai trò quan trọng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác đúng bệnh, tìm đúng nguyên nhân. Với bệnh liên quan đến hệ thần kinh nói chung và bệnh về rễ thần kinh cổ nói riêng, các phương pháp chụp, cắt lớp cho hình ảnh chính xác về cấu tạo xương người bệnh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh tốt nhất. Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết, rõ ràng và đầy đủ nhất về cấu tạo, giải phẫu của đốt sống cổ. Kết quả hình ảnh chi tiết bao gồm hình ảnh của đốt sống, đĩa đệm, tủy sống, các dây thần kinh, dây chằng và cả hình ảnh mô mềm xung quanh. Từ đó, các bác sĩ có thể quan sát, đánh giá tình trạng chèn ép rễ thần kinh cổ của người bệnh.
Trong chẩn đoán bệnh về cột sống và hệ thần kinh, kết quả hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ có vai trò hỗ trợ quan trọng.
Chụp tủy hay chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp tủy, chụp cắt lớp là phương pháp được khuyên dùng với người bệnh có đặt máy tạo nhịp tim không thể thực hiện chụp cộng hưởng từ.
Chụp X-quang: được chỉ định khi nghi ngờ có các tổn thương như gãy xương hay nghi ngờ mắc các bệnh lý di căn.
Cách chữa chèn ép dây thần kinh
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh cổ, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Mục đích của quá trình điều trị là giảm đau, giảm viêm ơ các vùng tổn thương tại cột sống cổ.
- Một số biện pháp không xâm lấn như cố định cổ, chườm lạnh vùng bị đau hay dùng miếng đệm cổ.
- Vật lý trị liệu: có tác dụng giảm đau giảm viêm thông qua thực hiện các bài tập tăng cường vận động cổ và tăng cường sức mạnh đốt sống cổ. Vật lý trị liệu cho cột sống cổ có tác dụng làm giảm co thắt cơ, giảm tê mỏi vùng vai gáy.
- Châm cứu vùng đốt sống cổ có tác dụng giảm đau mỏi tạm thời.
- Các loại thuốc được chỉ định dùng chủ yếu là các loại thuốc kháng viêm có thành phần steroid và các thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid như ibuprofen và naproxen.
Hầu hết các trường hợp không do tác nhân ác tính được cải thiện đáng kể mà không cần phẫu thuật. Người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc và làm vật lý trị liệu, chỉ sau khoảng thời gian ngắn các triệu chứng giảm đáng kể.
Với trường hợp không hiệu quả khi áp dụng các phương pháp trên, phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện.
Lưu ý phòng ngừa bị chèn ép rễ thần kinh cổ
Bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa. Những lưu ý về chế độ sinh hoạt hàng ngày mọi người cần tuân thủ thực hiện để bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng ngừa bệnh chèn ép rễ thần kinh cổ:
- Khám sức khỏe định kỳ, tái khám đúng thời gian bác sĩ khuyến cáo, người bệnh được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện các triệu chứng cũng như các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng. Người bệnh không tự ý bỏ thuốc, dùng thuốc mới khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Tập thể dục hàng ngày. Người bệnh có thể thực hiện các động tác vận động tại chỗ hoặc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút.
- Không ngồi liên tục làm việc tại một chỗ quá lâu.
- Tránh vận động mạnh.
- Chú ý thắt dây an toàn khi lái xe hay khi ngồi trên xe ô tô.
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:
- Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
- Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
- Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
- Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
- Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:
- Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
- Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
- Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.
Kết luận
Chèn ép rễ thần kinh cổ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, đe dọa khả năng vận động của người bệnh. Chuyên gia khớp Chako hy vọng mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bảo vệ sức khỏe bản thân. Liên hệ theo số 0789.445.888 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.