Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì? Có nguy hiểm không và Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì? Có nguy hiểm không và Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính, không phân biệt tính chất công việc, ai cũng có thể bị mắc phải căn bệnh này. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một dạng khác của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó không chỉ gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn rất khó chữa trị. Vậy thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải là gì? Tìm hiểu ngay dưới bài viết sau:

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì?

Phần cột sống trên cơ thể được coi là trụ cột để nâng đỡ toàn bộ phần khung trên của cơ thể. Xương cột sống được tạo thành từ 33 đốt sống, sếp chồng lên nhau, bao gồm:

  • 4 đốt sống cụt.
  • 5 đốt sống ở hông: S1 – S5
  • 5 đốt sống ở thắt lưng: L1 – L5
  • 12 đốt sống ở lưng: D1 – D12
  • 7 đốt sống ở cổ: C1 – C7

Vì vậy, có thể nói, thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một dạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4 l5 là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm nằm giữa đốt sống l4 và l5 bị rách hoặc đứt, tạo nên khe hở, nhân nhầy bắt đầu chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành nên khối thoát vị. Cơn đau bắt đầu xuất hiện rõ ràng khi khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?

Một dạng bệnh khác của thoát vị đĩa đệm cũng khá phổ biến đó là thoát vị đĩa đệm l5 s1. Dạng bệnh lý này chiếm khoảng 40-50% tổng số các căn bệnh liên quan tới thoát vị đĩa đệm. Đoạn l5 s1 là vùng xương thấp nhất của cột sống. Phần này thường xuyên phải chịu áp lực lớn hơn, là giá đỡ chính của vùng thắt lưng. Khi chúng ta thực hiện các hoạt động như cúi, nghiêng, khom, ưỡn hay xoay người thì đây cũng là vùng phải chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Chính vì vậy, đây cũng là một trong những phần dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất, tỷ lệ cao hơn cả thoát vị đĩa đệm l4 l5. Khi bị thoát vị đĩa đệm l5 s1 người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng thường gặp như:

  • Đau thắt lưng: Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhói theo từng cơn mỗi khi phải ngồi, đứng quá lâu. Cơn đau nhói cũng có thể xảy ra khi bạn h, hắt hơi… kéo dài âm ỉ nhiều ngày, gây khó khăn trong đi lại. Đau sẽ có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Đau xuống mông và một trong hai mặt chân: Cơn đau cấp tính có thể lan tỏa từ hông xuống toàn bộ mông, vùng bắp đùi và mặt trong của chân khiến người bệnh không thể làm gì được.
  • Cảm giác tê bì, co cứng: Người bệnh có thể cảm thấy tê cứng toàn bộ vùng mông kèm cảm giác châm chích khó chịu.
  • Rối loạn vận động: Trường hợp có sự chèn ép nặng, người bệnh có thể bị yếu cơ tại vùng dây thần kinh ảnh hưởng. Một số trường hợp có thể suy giảm chức năng vận động, bàn chân có thể chúc xuống đất, đi đứng dễ vấp ngã thậm chí là liệt bàn chân.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Khi rễ thần kinh bị tổn thương nặng, người bệnh có triệu chứng đau buốt đến choáng, bỏng rát tại gan và mu bàn chân, bàn chân lạnh, vã mồ hôi, rối loạn đại tiểu tiện…
Tham khảo  Bệnh xương khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm l4 l5

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 xuất phát từ quá trình thoái hóa các khớp cột sống l4 – l5. Thoái hóa khiến cho đĩa đệm bị bào mòn, gây ra những cơn đau. Bất kỳ tác động mạnh nào vào cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng tại vị trí đốt sống l4 l5 đều gây áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn do các tác động cơ học từ chấn thương hoặc vận động sai cách thường ngày như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã mạnh, ngồi nhiều, ngồi cong vẹo cột sống, đứng lâu, khuân vác nặng, cong lưng và nhấc vật lên đột ngột…

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm mà nhiều người còn chưa biết như thừa cân, béo phì, bệnh lý cột sống bẩm sinh (gù vẹo cột sống, gai cột sống, viêm xương khớp…).

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm l4 l5
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm l4 l5

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm l4 l5

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột tại vùng thắt lưng.
  • Kèm theo đau thần kinh tọa, cơn đau lan dọc từ lưng eo phía ngoài xuống tới đầu gối hoặc bàn chân.
  • Mức độ đau tăng dần khi ho, hắt hơi, khom người, đi lại nằm nghiêng hoặc đại tiện.
  • Có cảm giác tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân và mông.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một trong số các bệnh xương khớp nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể như:

  • Đau rễ thần kinh: Các đốt sống L4 có xu hướng trượt về phía trước trên các đốt sống L5, tác động đến rễ thần kinh, vì vậy cơn đau tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nặng, làm cản trở các hoạt động thường ngày.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương, những phần da tương ứng sẽ bị rối loạn cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
  • Rối loạn vận động: hai chân tê yếu và bại liệt, hạn chế khả năng đi lại và vận động.
  • Rối loạn cơ thắt: bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.
Tham khảo  Bị đau lưng giữa và cách điều trị hiệu quả

Khi phát hiện các cơn đau nhức bất thường ở vùng cột sống thắt lưng, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Việc thăm khám và điều trị sớm làm tăng khả năng chữa lành bệnh, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bị thoát vị đĩa đệm l4 l5 nên làm gì?

Nếu nhận thấy có các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 bạn cần tới các cơ sở thăm khám gần nhất để thực hiện các chẩn đoán lâm sàng và nhận sự tư vấn điều trị thích hợp với từng tình trạng bệnh. Sau khi xác định chính xác tình trạng bệnh, người bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5, l5 s1 tùy vào tình trạng bệnh sẽ được chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số thuốc giảm đau, chống viêm, chống co thắt, thuốc bổ thần kinh… để làm giảm cảm giác đau đớn. Các thuốc này đều phải được dùng chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tự ý không tự mua thuốc và sử dụng. 

Ngoài uống thuốc, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng vật lý trị liệu như xoa bóp, massage, bấm huyệt, laser, dùng sóng radio cao tần… với mục đích giảm đau nhức và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng thêm. Điều trị ngoại khoa phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh có biến chứng chèn ép rễ thần kinh nặng gây đau nhức nhối, buốt co cứng vùng mông đến mức không thể vận động, hoặc chỉ định nếu các phương pháp nội khoa không đạt được kết quả mong muốn.

Song song với điều trị, người bệnh thường được chỉ định nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động nặng, hạn chế leo cầu thang, khuân vác… kết hợp với ăn uống và luyện tập điều độ để nâng cao sức khỏe, hạn chế cơn đau cấp tính.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5

Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một trong những căn bệnh phổ biến của người Việt hiện nay. Nó không chỉ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần biết cách phòng ngừa bệnh, tránh cho bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn. Cần chú ý đến các tư thế khi làm việc, hoạt động và lao động, tư thế khi vác nặng. Nếu phải bê vật nặng, nên ngồi xuống để bê vật nặng lên từ từ, không được cúi xuống để bê lên.

Tham khảo  Viêm cột sống dính khớp là gì? Kiêng ăn gì và cách hỗ trợ điều trị
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều Omega3, canxi… Cung cấp đầy đủ lượng Canxi giúp cho xương khớp khỏe mạnh. Các thực phẩm nên dùng: hải sản, cá, tôm, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa. Bổ sung vitamin D, K thông qua các loại thực phẩm tự nhiên để giúp chuyển hóa Canxi.

Sử dụng các thực phẩm có chứa acid Hyaluronic, Glucosamine và Chondroitin: giúp hồi phục sụn khớp và bao xơ ở vùng đĩa đệm, nên sử dụng các loại sườn và sụn để bổ sung. Không dùng hoặc hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, nội tạng động vật, các chất gây nghiện và kích thích để giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

Với sự nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Chako đã ra đời, kết hợp các thảo dược quý giá từ thiên nhiên và công nghệ hiện đại đem đến một giải pháp mới hỗ trợ cho người bị viêm khớp.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
  • Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
  • Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

  • Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
  • Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
  • Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao

Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một dạng thoát vị đĩa đệm khá phổ biến hiện nay. Nắm rõ những nguyên nhân cùng triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người phát hiện sớm ra bệnh từ đó có phương án hỗ trợ điều trị hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan tới căn bệnh này, hãy liên hệ ngay với xương khớp Chako theo số Hotline: 0789.445.888 để nhận thêm những tư vấn hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *