Vai trái thường xuyên xuất hiện tình trạng tê mỏi, đau nhức kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động và cuộc sống hàng ngày. Đau vai trái là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên thì không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra bệnh, dấu hiệu nhận biết cùng cách hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh ra sao? Hãy cùng Chako đi tìm hiểu ngay câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Đau vai trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau vai trái là một dạng chấn thương cơ xương khớp quanh vùng vai trái xảy ra do một số nguyên nhân như: tính chất công việc, tai nạn, hoạt động sai tư thế, tập luyện thể dục thể thao quá sức,… Tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương khác nhau sẽ xảy ra những cơn đau khác nhau, kéo dài vài ngày cho tới vài tuần rồi tự đỡ. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này nhiều lần không khỏi thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Cụ thể:
Chấn thương cơ xương khớp
Thông thường, khi nhắc đến đau vai trái chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Lúc này, cơn đau âm ỉ kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày và dữ dội hơn khi người bệnh cử động. Tại vị trí vai bị tổn thương còn có thể xuất hiện vết bầm tím, sưng tấy khiến chất lượng sinh hoạt và làm việc bị suy giảm nghiêm trọng.
Một số bệnh lý liên quan đến chấn thương cơ xương khớp mà người bệnh có nguy cơ phải đối mặt là: Viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, thoái hóa khớp,… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh lý gây ra nhiều biến chứng như đau mỏi vai gáy, teo cơ, nghiêm trọng nhất là bại liệt hoặc mất khả năng vận động vĩnh viễn.
Bệnh lý về tim mạch
Phần lớn dây thần kinh phân nhánh đến tim đều đi qua vai và cánh tay. Vì vậy, khi tim có dấu hiệu bất thường thì thường dẫn đến đau nhức vùng vai trái. Cơn đau từ ngực sẽ lan dần tới toàn bộ vùng vai trái gây đau thắt, tức ngực và khó thở. Tình trạng đau thắt ngực thường chia thành 2 dạng: Ổn định và không ổn định. Nếu đau thắt ngực ổn định xảy ra liên tục trong hai tháng thì đau thắt ngực không ổn định lại khó kiểm soát hơn vì nó xuất hiện bất chợt, kể cả khi người bệnh đang nằm nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bệnh tim mạch có thể kèm theo một số triệu chứng điển hình sau: Tim đập nhanh, chóng mặt, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh,… Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao, người bệnh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ sớm nhất nếu phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường như kể trên.
Đau vai trái lan xuống cánh tay – Nguyên nhân do đâu
Vai trái và phần cánh tay gần như là một thể thống nhất và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phần vai bị tổn thương có thể dẫn tới những cơn đau lan rộng xuống cánh tay. Cơn đau lan rộng sẽ kèm theo hiện tượng tê bì, nhức mỏi phần cánh tay khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng đau vai trái lan xuống cánh tay?
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống gây đau đớn cho người bệnh. Cơn đau khởi phát từ đốt sống cổ sau đó lan rộng ra bả vai trái, cánh tay, hốc mắt và đầu. Bệnh có xu hướng tiến triển âm thầm và không kịp thời chữa trị sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như: tàn phế, hẹp ống sống, thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng rối loạn dây thần kinh thực vật,…
Ảnh hưởng của bệnh viêm khớp vai
Đây là một loại bệnh lý viêm khớp thường gặp ở nhóm người tuổi trung niên. Tuy nhiên trong một số trường hợp bị chấn thương do tai nạn hoặc lao động cũng dễ mắc phải bệnh lý này.
Ở giai đoạn đầu, vai chỉ bị đau âm ỉ và không quá ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên khi bệnh đã chuyển sang mãn tính thì tần suất xuất hiện đau nhức vai thường trực hơn, ngay cả lúc người bệnh nghỉ ngơi. Ngoài ra, viêm khớp vai còn kèm theo một số triệu chứng điển hình như: Cứng khớp, sưng tấy đỏ vùng da bao quanh, phát ra tiếng lạo xạo khi cử động, sốt, khó thở, sút cân, phát ban,…
Hướng dẫn hỗ trợ điều trị bệnh đau vai trái
Một số phương pháp hay được sử dụng để giảm đau vai trái có thể kể đến như: sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đắp ngoài da, châm cứu, vật lý trị liệu, phẫu thuật…. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có những biện pháp điều trị cụ thể. Dưới đây là một số liệu pháp mà người bệnh có thể tham khảo:
Đối với đau vai trái mức độ nhẹ
Đối với đau vai trái ở mức độ nhẹ, mục tiêu bệnh là giảm đau, cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Thời gian thường kéo dài nếu không muốn bệnh tái phát trở lại.
Đau vai trái ở mức độ nhẹ người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp giúp giảm cơn đau như:
- Chườm lạnh: Cho đá vào túi đựng chuyên dụng rồi chườm lên vị trí đau trong khoảng từ 15 – 20 phút, chia thành 3 lần/ngày sẽ giúp chống viêm, giảm đau, sưng tấy hiệu quả.
- Thảo dược: Giảm đau vai trái bằng thảo dược thiên nhiên là mẹo chữa bệnh an toàn, tiết kiệm được nhiều người tin tưởng áp dụng. Một số bài thuốc phổ biến mang lại hiệu quả cao là: ngải cứu, lá lốt, trinh nữ,…
- Xoa bóp: Để tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, người bệnh nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Lưu ý không sử dụng lực tay quá mạnh vì sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng bị vai bị tổn thương.
Đối với đau vai trái ở mức độ nặng
Nếu tình trạng đau vai trái diễn biến nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Dựa vào kết quả chụp X quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau vai trái là: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,…
- Phẫu thuật: Trong trường hợp chấn thương nặng, người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật nhằm nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho vai trái.
- Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị cần thiết dành cho người bị đau vai trái nặng, giảm khả năng cử động. Hiện nay, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, phục hồi chức năng, nắn chỉnh khớp… được đánh giá là những phương pháp giảm đau không cần dùng thuốc khá hiệu quả và được nhiều người tin tưởng.
Đau vai trái uống thuốc gì?
Các thuốc hỗ trợ điều trị đau vai trái bao gồm 2 loại chính là thuốc Tây Y và thuốc Đông Y. Hai loại thuốc này đều có những ưu điểm và nhược điểm mà người bệnh có thể cân nhắc kỹ khi lựa chọn để chữa trị:
Thuốc Tây Y hỗ trợ điều trị bệnh đau vai trái
Các thuốc Tây Y có ưu điểm là tác dụng giảm triệu chứng rất nhanh cho người bệnh chỉ sau vài giờ uống thuốc. Tuy nhiên nhược điểm các thuốc tây y nói chung và các thuốc sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh đau vai trái nói riêng là hầu như chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và có rất nhiều các tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể bệnh nhân. Do đó bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc tây y khi có các chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.
Thảo dược đông Y hỗ trợ điều trị bệnh đau vai bên trái
Các vị thảo dược đông y hỗ trợ điều trị bệnh đau vai trái có thể mang lại hiệu quả cao mà an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ như thuốc tây y. Tuy nhiên nhược điểm của thảo dược đông y là tác dụng chậm nên thời gian thường kéo dài, do đó bệnh nhân cần phải kiên trì.
Theo quan niệm của đông y sưng đau khớp là do sự tắc nghẽn khí huyết, phủ tạng bị suy yếu không nuôi dưỡng được xương khớp đồng thời các yếu tố (phong, hàn, thấp) xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh. Do đó cần tăng cường lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc, loại bỏ tà khí, độc tố gây bệnh và bồi bổ các phủ tạng.
Các thảo dược đông y ngày nay đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều chuyên gia xương khớp và bệnh nhân vì sự an toàn cùng khả năng đi sâu vào căn nguyên của bệnh, đem lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân.
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:
- Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
- Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
- Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:
- Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
- Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
- Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.
Cách phòng ngừa bệnh đau vai trái
Việc ý thức phòng bệnh từ sớm có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nếu không may mắc phải thì cũng giảm thiểu khả năng bị ảnh hưởng từ biến chứng của căn bệnh này. Dưới đây là 3 gợi ý giúp phòng tránh bệnh đau vai trái:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ
- Tập luyện thường xuyên
- Sử dụng thảo dược giúp phòng ngừa, cải thiện cơn đau khớp
- Thường xuyên đến kiểm tra, chẩn đoán định kỳ tại các cơ sở uy tín.
Việc sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh giúp trẩn đoán và chữa kịp thời. Ngoài ra bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để thu được kết quả tốt nhất, tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.
Kết luận
Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh đau vai trái. Nếu như bạn có những triệu chứng của bệnh thì cũng không nên quá lo lắng bởi đây không phải là căn bệnh gây tử vong. Bệnh sẽ thuyên giảm nếu có biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn tới những trạng thái nghiêm trọng thậm chí là bị liệt.