Bệnh xương khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh xương khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh xương khớp hay đau nhức xương khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ sẽ để lại những hậu quả khác nhau. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc chữa bệnh, hạn chế tối đa những chi phí điều trị sau này. Tìm hiểu ngay những dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất cùng phương pháp hiệu quả ngay tại nhà ngay trong bài viết dưới đây của Chako.

Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh cơ xương khớp là tên gọi chung dành cho những căn bệnh liên quan tới xương và khớp.

Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là gì?

Cơ thể người có 3 loại khớp:

Khớp động
Khớp bán động
Khớp bất động
Trong 3 loại khớp này, thông thường, khớp động và khớp bán động sẽ dễ tổn thương hơn do chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài môi trường. Khi hai khớp này suy yếu sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ thể, gây nên các bệnh về xương khớp như thoái hóa, viêm, đau nhức xương khớp…

Chính vì vậy mà việc nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng đưa ra được các biện pháp xử lý mà còn tránh được phiền toái liên quan tới khả năng vận động của người bệnh sau này.

Những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh xương khớp dễ nhất

Bệnh xương khớp thường dễ dàng nhận thấy nhất đó là khi thay đổi thời tiết. Mỗi khi “trái gió trở trời” người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức ở các vùng khớp, xương. Ngoài ra, hiện tượng đau, mỏi và cứng khớp cũng xảy ra mỗi sáng sớm khi thức dậy, cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi về đêm. Một số trường hợp có thể sưng đỏ, gây đau nhức, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển. Bệnh này cũng có thể nhận thấy thông qua việc khi người bệnh cử động mạnh, các khớp bị khô, sẽ phát ra tiếng kêu kèm theo đó là các cơn đau nhói đi kèm.

Để tìm ra nguyên nhân căn bệnh này, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn tới những triệu chứng trên, từ đó lựa chọn biện pháp xử lý bệnh phù hợp nhất.

Nguyên nhân nào gây ra các bệnh về xương khớp?

Mọi người thường hiểu nhầm rằng bị bệnh xương khớp chủ yếu là do sự thay đổi thời tiết hoặc do tư thế vận động, tư thế ngồi sai… Trên thực tế, căn bệnh này còn được hình thành bởi rất nhiều những nguyên nhân khác như:

Do tuổi tác

Người bệnh có tuổi càng cao thì tình trạng lão hóa diễn ra sẽ nhanh hơn so với người bệnh vẫn còn ở độ tuổi trung niên. Việc lão hóa, suy yếu các khớp xương, sụn nhanh chóng sẽ gây nên hiện tượng đau nhức xương khớp. Không chỉ dừng lại ở đó, người có tuổi thường các chất dịch ở vùng khớp sẽ giảm đáng kể, gây nên lực ma sát lớn giữa các khớp xương với nhau, tăng cảm giác đau nhức, khó khăn trong khi di chuyển, vận động.

Do tai nạn, chấn thương liên quan tới xương, khớp

Việc xảy ra những chấn thương trong khi lao động, tai nạn, vấp, té ngã trước đó cũng tăng khả năng gây nên các bệnh về xương khớp sau này. Có thể ban đầu người bệnh sẽ chỉ cảm thấy những cơn nhức nhẹ nhưng khi để lâu dần, những tổn thương ngày càng nặng sẽ dẫn tới những cơn đau kéo dài, trầm trọng hơn.

Tham khảo  Hội chứng thắt lưng hông là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Nguyên nhân nào gây ra các bệnh về xương khớp?
Nguyên nhân nào gây ra các bệnh về xương khớp?

Đã có sẵn các bệnh lý về xương khớp trước đó

Có tới 80% người bệnh xương khớp đã mắc sẵn các bệnh lý về xương khớp khác trước đó như: gout, thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,… Việc đã có sẵn các bệnh lý sẵn làm cho bệnh xương khớp ngày càng nặng hơn nếu không đưa ra được biện pháp chữa trị kịp thời.

Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa gây nên những bất thường trong cơ hệ, tác động trực tiếp tới hệ thống xương khớp. Một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp có thể kể tới như: Đái tháo đường, béo phì, thiếu Canxi… Khi xuất hiện các bệnh trên kèm theo những triệu chứng như đau nhức cơ, xương, các vùng khớp thì bạn nên đi khám để phát hiện được bệnh sớm nhất.

Do các hoạt động quá sức

Các hoạt động vận động, lao động quá sức, nặng nhọc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh về xương khớp khi về già. Các hoạt động này sẽ gây tổn thương các khớp xương dần dần và sẽ biểu hiện rõ rệt nhất khi bước vào độ tuổi trung niên.

Bệnh xương khớp nguy hiểm thế nào?

Bệnh xương khớp gây nên cảm giác đau đớn khi vận động, hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh, gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc
Bệnh xương khớp có khả năng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó người bệnh phải đối mặt với những nguy hiểm như:
Có nguy cơ bị teo xương, teo cơ, các cơ bắp yếu dần đi
Sụn khớp bị phá hủy có thể gây tàn phế
Nguy hiểm hơn người bệnh có thể đối mặt với tình trạng: gãy xương, chảy máu, hoặc nhiễm trùng các khớp…
Xương khớp là căn bệnh khá phổ biến ở độ tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, đáng buồn rằng loại bệnh này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa theo thời gian gây ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của người bệnh.

Các bệnh về xương khớp hay gặp, phổ biến ở người Việt

Thoái hóa cột sống

Hiện tượng thoái hóa cột sống thường xảy ra sau tuổi 30, hiện này càng diễn ra nhanh khi người bệnh càng lớn tuổi. Thoái hóa cột sống tác động đến hệ thống các xương sụn, màng dịch khớp gây nên những tổn thương. Tùy thuộc vào từng vị trí xương cột sống sẽ có những triệu chứng bệnh là khác nhau, phổ biến nhất hiện nay chia làm 3 loại như sau:

Thoái hóa cột sống cổ: Người bị thoái hóa vùng cổ sẽ cảm thấy đau nhức vùng gáy, cơn đau có thể lan rộng sang phần bả vai và cánh tay. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây tê các đốt ngón tay, sau đó cơn đau sẽ giật lên đỉnh đầu, gây ù tai, nhức mắt…
Thoái hóa cột sống lưng: người bị thoái hóa cột sống lưng sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng thắt lưng. Khi bệnh nặng hơn có thể dẫn tới tê bì, đau nhức hai chân…
Thoái hóa cuộc sống ngang ngực: trường hợp thường ít gặp hơn hai trường hợp nêu trêu. Khi người bệnh bị thoái hóa phần xương này sẽ cảm thấy đau nhức ở phần ngang lưng, lan rộng ra trước ngực. Trường hợp nặng sẽ gây tức ngực, khó thở…

Tham khảo  Đau vai trái có nguy hiểm không? Nguyên nhân và Cách chữa đau vai trái

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn và xương dưới sụn, gây nên tình trạng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây nên thoái hóa có thể do tuổi cao, các yếu tố di truyền, béo phì hoặc đã có tiền sử chấn thương mạnh.
Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất bao gồm:

Đau nhức ở các vùng quanh khớp: các cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện quanh các vùng khớp
Cứng khớp: biểu hiện rõ ràng nhất là khi ngủ dậy, cử động sẽ bị đau, nhức, sau khoảng 30 phút sẽ quay lại bình thường.
Khớp biến dạng: vùng khớp bị biến dạng có thể sưng tấy hoặc bị teo nhỏ lại.

Thoát vị địa đệm

Thoát vị địa đệm gây ra hiện tượng tê bì, đau nhức ở vùng đĩa đệm cột sống.

Một số những nguyên nhân nổi bật gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm nổi bật có thể kể tới như: di truyền, sai tư thế trong các hoạt động lao động, hoạt động hàng ngày, thoái hóa, tiền sử bị chấn thương cột sống, tai nạn…

Người bệnh khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác đau từ thắt lưng xuống tới chân, cơn đau nhói thường xuất hiện bất chợt, kéo dài từ 5-10 phút rồi kết thúc. Bệnh có xu hướng nặng hơn theo thời gian.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng viêm mạn tính, ảnh hưởng tới hệ thống các khớp trên toàn cơ thể. Biểu hiện của bệnh là các khớp thường hay bị sưng đỏ, cứng khớp, cử động không được uyển chuyển. Hầu hết tất cả các khớp trên cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng phổ biến nhất vẫn là các khớp ở bàn tay và bàn chân.

Gai cột sống

Phần lớn những bệnh nhân khi mắc bệnh gai cột sống thường không cảm nhận được những cơn đau trong thời gian đầu. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, khi bệnh bắt đầu trở nên nặng hơn, gai cọ sát với các phần dây chằng, xương và các rễ dây thần kinh khiến cho các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày một nhiều hơn.

Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh gai cột sống đó là:

Bệnh nhân sẽ bị đau ở vùng cổ hoặc thắt lưng khi di chuyển
Khi bệnh diễn biến nặng hơn thì cơ đau sẽ lan từ phần cổ qua hai tay. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị đau dọc từ lưng xuống hai chân
Cơn đau sẽ còn nặng hơn khi vận động nhiều.

Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng xương bị suy yếu do rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể do tác động của tuổi tác, rối loạn nội tiết…Đặc biệt, tình trạng này đối với phụ nữ giai đoạn mãn kinh càng trở nên trầm trọng hơn. Phụ nữ giai đoạn thường bị mất từ 1 – 3% xương mỗi năm, khoảng thời gian mất xương này có thể lên tới 10 năm.

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là biểu hiện của những cơn đau từ mông dọc xuống theo hai đường của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây nên bệnh có thể kể tới như:

Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống lưng
Trượt đốt sống
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau dây thần kinh tọa đó là: chấn thương, viêm khớp…

Tham khảo  Khô khớp gối nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn uống giúp tạo dịch khớp

Bệnh xương khớp ban đầu có thể không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh sẽ chỉ gây phiền toái, khó chịu và đau đớn khi bước vào giai đoạn phát bệnh. Tìm hiểu ngay những cách chữa bệnh xương khớp được tổng hợp đầy đủ nhất sẽ giúp bạn lựa chọn được biện pháp chữa trị phù hợp cho bản thân.

Tổng hợp cách chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Không thiếu các bài thuốc dân gian được lưu truyền đem lại hiệu quả khá khả quan cho người sử dụng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: xương rồng, lá lốt, ngải cứu hoặc hạt đu đủ…Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà sẽ có những các bào chế khác nhau sao cho phù hợp. Có thể chế biến dưới dạng rượu để bóp ngoài da, chườm nóng, đắp trực tiếp hoặc uống đều được.

Tuy nhiên, theo như nghiên cứu, phương pháp này chỉ có thể áp dụng và đem lại hiệu quả đối với những trường hợp người bệnh mắc bệnh về xương khớp ở mức độ nhẹ.

Tổng hợp cách chữa bệnh xương khớp hiệu quả
Tổng hợp cách chữa bệnh xương khớp hiệu quả

Giảm bệnh bằng phương pháp Tây Y

Sử dụng các phương pháp Tây Y đang là lựa chọn của hầu hết mọi người vì tính tiện lợi và giảm đau nhanh. Giúp người bệnh có thể giảm triệu chứng của bệnh gần như ngay lập tức, tuy nhiên, sử dụng phương pháp này rất dễ gây nên những phản ứng phụ hoặc tình trạng khong hấp thụ dược phẩm dẫn tới khó chữa trị hơn ban đầu. Bên cạnh đó, phương pháp này không khuyến cáo người dùng tự ý dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc mà nên đi khám để có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật xương khớp

Phẫu thuật để chữa xương khớp mang tính hiệu quả cao hơn. Nhưng phẫu thuật thường chỉ dành cho những bệnh nhân đã có tình trạng bệnh về xương khớp diễn biến quá nặng, không thể điều trị bằng dược phẩm thì lúc này bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Hơn thế nữa, phương pháp này cũng gây tốn kém chi phí nhiều hơn rất nhiều.

Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y

Người dùng hiện tại ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tới từ Đông Y vì tính an toàn cũng tự nhiên của các sản phẩm này. Đông Y giúp loại bỏ bệnh từ tận sâu bên trong, các triệu chứng của bệnh đồng thời còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bằng phương pháp này thường đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

Kết luận

Bệnh xương khớp là một trong những căn bệnh phổ biến của người Việt hiện nay. Nó không chỉ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, nắm bắt được những triệu chứng cùng nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn được cách chữa bệnh phù hợp nhất. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên trên, bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định trong hành trình trị bệnh của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *