Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh về xương khớp vô cùng nguy hiểm, đây là kết quả của sự dối loạn thể tự miễn. Bệnh tuy không gây chết người nhưng nó có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Chình vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng cùng cách điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết sau đây.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh là một dạng mạn tính, hình thành do cơ thể bị rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. 

Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là gì?

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Theo như nhận định của giới chuyên gia thì cho tới nay nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hiện chưa thể xác định được nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này.  Về cơ bản, nguyên nhân hình thành bệnh được cho là sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hậu quả của bệnh, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, tiếp xúc silicon.

Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp được chia làm 4 giai đoạn dưới đây:

  • Giai đoạn 1: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
  • Giai đoạn 2: ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn 2 này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
  • Giai đoạn 4: là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.

Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính khá phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu đơn giản như: sưng khớp, cứng khớp, cứng khớp khi vừa ngủ dậy, đau khớp mỗi khi thay đổi thời tiết. Các biểu hiện tổng thể toàn thân có thể nhận biết được như: thường xuyên mệt mỏi, sụt cân, da xanh xao, sốt, có thể đi kèm với tổn thương tới các cơ quan khác. Một số dấu hiệu cụ thể cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh này:

  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài trên một giờ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra
  • Sưng khớp: Có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên
  • Nóng da: Vùng da của khớp bị viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh;
  • Đỏ: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh;
  • Đau: Triệu chứng đau là dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân là do hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.
Tham khảo  Thực phẩm tốt cho xương khớp: Bệnh xương khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao

– Giới tính: Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

– Tuổi: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, bệnh thường có tỷ lệ mắc nhiều hơn ở độ tuổi trung niên hoặc cao niên. 

– Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với bình thường. 

– Hút thuốc: Hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia, các chất kích thích làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. 

– Phơi nhiễm môi trường: Một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. 

– Béo phì: Những người – đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống – những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm máu

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu tăng (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), có thể cho thấy sự hiện diện của quá trình viêm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu thông thường khác tìm kiếm yếu tố thấp khớp và kháng thể peptide citrullated chống cyclic.

Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để giúp theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn theo thời gian. MRI và xét nghiệm siêu âm có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể bạn.

Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị đều hướng tới mục đích giảm các triệu chứng của bệnh, giúp duy trì khả năng vận động cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Tham khảo  Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì? Có nguy hiểm không và Cách điều trị

Hỗ trợ điều trị bằng thuốc

Các loại dược phẩm được bác sĩ khuyên dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn và thời gian bạn bị viêm khớp dạng thấp.

  • NSAID. chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm đau và giảm viêm. 
  • Steroid. làm giảm viêm và đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường. 
  • Chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs). 
  • Dược phẩm sinh học. 

Phẫu thuật

Nếu dược phầm không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp. Nó cũng có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng.

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật để loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp (synovium) có thể được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
  • Sửa chữa gân: Viêm và tổn thương khớp có thể làm cho gân xung quanh khớp của bạn bị lỏng hoặc vỡ. Bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật nối cầu chì có thể được khuyến nghị để ổn định hoặc điều chỉnh khớp và để giảm đau khi thay khớp không phải là một lựa chọn.
  • Thay thế toàn bộ khớp: Trong phẫu thuật thay khớp, loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và chèn một bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Tuy bệnh không có biện pháp điều trị để chấm dứt toàn nhưng người bệnh vẫn có thể thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh tái phát. Dưới đây là một số những lưu ý cho người bệnh trong quá trình bệnh để lại được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp
Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Các động tác cần tránh và động tác cần làm

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý tránh các động tác dưới đây:

  • Tránh các động tác cầm, nắm đồ vật ngay cả khi thực hiện dễ dàng vì về lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay.
  • Hạn chế hoặc tránh làm những động tác có thể có hại cho khớp. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng động tác khớp, cố gắng giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay; nếu đau nhiều, có thể băng nẹp cổ bàn tay.
  • Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên. Đặc biệt chú ý khi viết. Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng hơn khi cầm nắm;
  • Khi cần mở nắp nút chai hay lọ, bạn không nên cố vặn mở nắp mà thay vào đó hãy dùng dụng cụ mở nút chai. Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay;
  • Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại.
Tham khảo  Đau bàn chân là bệnh gì? Bệnh đau bàn chân thường gặp và nguyên nhân

Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

Khi bị bệnh và đang trong quá trình điều trị, người bệnh thường sẽ thắc mắc việc viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Theo đó, người bệnh tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, chiên xào: Những thức ăn này thường chứa nhiều chất béo bão hoà, kích thích phản ứng viêm và khiến người bệnh có cảm giác đau hơn;
  • Chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua cũng là những thức ăn không tốt với người bệnh;
  • Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa nhiều photpho, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, làm cho xương trở nên kém vững chắc và dễ bị sưng viêm;
  • Uống rượu, bia quá mức.

Lưu ý trong vận động hằng ngày

  • Người bệnh cần phải cố gắng duy trì các hoạt động hàng ngày bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân;
  • Sử dụng dụng cụ trợ giúp, máy móc điện gia dụng để giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp;
  • Người bệnh cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo;

Bàn chân thường hay bị tổn thương khi bị viêm khớp dạng thấp, nên cần phải chọn giày thích hợp cũng như chăm sóc thích hợp để tránh kích thích da chân. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh để giảm bớt lực tác động lên khớp ở bàn chân. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.

Là một bệnh mạn tính, bệnh có những đợt cấp gây viêm, đau khớp và giai đoạn lui bệnh. Các biện pháp chữa trị hiện tại chủ yếu là kéo dài thời gian lui bệnh, hạn chế tái phát đợt cấp nặng và ngăn ngừa biến chứng.

Kết luận

Để việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp được dứt điểm thì ngoài việc sử dụng dược phẩm người bệnh nên có một chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Trên đây là bài tổng hợp tất cả những thông tin có liên quan tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Hy vọng với những thông tin mà chako chia sẻ có ích cho bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *