Bệnh gai cột sống chữa khỏi được không? Nguyên nhân và Triệu chứng

Bệnh gai cột sống chữa khỏi được không? Nguyên nhân và Triệu chứng

Nhắc đến bệnh gai cột sống, nhiều người vẫn suy nghĩ rằng tại sao cột sống lại mọc gai? Gai cột sống sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nào đối với người mắc? Để có được những thông tin chính xác nhất về vấn đề này các bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chuyên gia xương khớp Chako.

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Gai cột sống thường xuất hiện nhiều nhất ở phần đốt sống cổ và cột sống lưng. Ngoài ra, tỷ lệ gặp gai cột sống ở vị trí khác trên xương sống vẫn có nhưng sẽ ít hơn. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng và biến chứng bệnh nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống là bệnh lý hình thành do thoái hóa cột sống gây nên. Khi người bệnh bị thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện các gai xương mọc ra ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân tại đốt sống.

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, ảnh hưởng nhất có lẽ là do thoái hóa cột sống. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do vấn đề bắt nguồn từ phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống (bao xơ đĩa đệm). Khi xương sống lưng hay cổ có xu hướng thoái hóa theo tuổi tác vì là nơi gánh chịu nhiều nhất cho các hoạt động của cơ thể thì các bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới hư hại và viêm. Các khớp cột sống viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị hư hại. Sự tương tác qua lại này sẽ làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống, từ đó cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh các khớp xương.

Ngoài nguyên nhân chính ở trên, bệnh cũng có thể được hình thành tai nạn, chấn thương, tình trạng thừa cân béo phì hoặc cũng có thể là do di truyền.

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống hầu như không gây ra một số biểu hiện quá cụ thể nào cả. Bệnh chỉ thật sự gây những cơn đau nhức khó chịu khi mà các gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, đặc biệt là rễ thần kinh thì sẽ gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay ở người bệnh.

Tham khảo  Nguyên nhân nhức mỏi xương khớp, Cách điều trị nhức mỏi xương khớp
Triệu chứng bệnh gai cột sống
Triệu chứng bệnh gai cột sống

Các biểu hiện thông thường có thể gặp của gai cột sống là:

Khi người bệnh di chuyển, phần cổ và thắt lưng bị đau nhói đột ngột. Cơn đau tăng cường và kéo dài khi người bệnh phải vận động mạnh hoặc di chuyển. Đau sẽ giảm nhẹ và đỡ dần khi nghỉ ngơi điều dưỡng hợp lý.
Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân
Cơ bắp tay chân có thể yếu đi
Cơ thể mất cân bằng
Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch)
Rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…)

Đối tượng có nguy cơ bệnh gai cột sống cao

Ai cũng có thể bị mắc bệnh gai cột sống, tuy nhiên, có một số đối tượng do đặc thù công việc hoặc tuổi tác đã cao nên sẽ dễ bị mắc bệnh hơn cả. Những nhóm đối tượng sau sẽ có có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường:

Bệnh thường nhận thấy nhiều hơn ở nam giới và có nguy cơ gia tăng theo độ tuổi do sự lão hóa của cột sống khi về già và lắng đọng calci. Người lớn tuổi là đối tượng nguy cơ chính của bệnh
Người hay bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế dễ gây ra tổn thương cho cột sống và dẫn tới bệnh
Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp
Người bị viêm cột sống mãn tính
Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một bệnh xương khớp phổ biến, khó chữa trị, đặc biệt bệnh gây giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên nắm rõ một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả, giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Để phòng ngừa bệnh gai cột sống, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

Nên ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ calcium và vitamin D. Hạn chế tối đa các loại thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả
Không hút thuốc
Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,…)
Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó)
Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh
Hạn chế làm việc nặng

Biện pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống

Một số phương pháp có thể giúp người bệnh phát hiện sớm các biểu hiện của gai cột sống như:

Tham khảo  Bị đau lưng giữa và cách điều trị hiệu quả

Xét nghiệm điện học: thực hiện xét nghiệm điện học giúp đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận cơ thể như tay, chân, từ đó xác định mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác.
Chụp X-quang: giúp xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mất sụn hoặc thoát vị đĩa đệm, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương
Xét nghiệm máu: chẩn đoán loại trừ đau cột sống do nguyên nhân khác
Chụp cộng hưởng từ (MRI): chủ yếu để xác định đĩa sụn có tổn thương không và thần kinh cột sống có bị chèn ép không
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc xương sống, mức độ chèn ép thần kinh để đưa ra phương án điều trị tối ưu

Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Tuy là căn bệnh khá phổ biến nhưng hiện tại chưa có phương pháp nào có thể chữa trị bệnh hoàn toàn. Các biện pháp chữa trị hiện nay đều hướng tới một mục đích giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, cải thiện tình trạng đau đớn do bệnh gây ra, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đồng thời hạn chế sự phát triển của các gai xương, tránh gây ra biến chứng.

Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần phải áp dụng phương pháp phù hợp với từng giai đoạn bệnh hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả tốt. Các phương pháp điều trị bệnh gồm: Dùng thuốc (Tây y và Đông y), phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật trong những trường hợp bệnh nặng.

Bệnh gai cột sống và cách chữa trị

Thuốc Tây Y

Sử dụng các bài thuốc về Tây Y đang là lựa chọn của hầu hết mọi người vì tính tiện lợi và giảm đau nhanh. Tây Y có những bài thuốc giúp người bệnh có thể giảm triệu chứng của bệnh gần như ngay lập tức, tuy nhiên, sử dụng phương pháp này rất dễ gây nên những phản ứng phụ hoặc tình trạng chai thuốc dẫn tới khó chữa trị hơn ban đầu. Bên cạnh đó, phương pháp này không khuyến cáo người dùng tự ý mua thuốc mà nên đi khám để có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ.

Các bài thuốc dân gian

Người dùng hiện tại ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tới từ dân gian vì tính an toàn cũng tự nhiên của các sản phẩm này. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian giúp loại bỏ bệnh từ tận sâu bên trong, điều trị tận gốc các triệu chứng của bệnh đồng thời còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này thường đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

Tham khảo  Bệnh xương khớp và những loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất

Nghỉ ngơi hợp lý

Việc nghỉ ngơi hợp lý đối với một bệnh nhân bị bệnh là vô cùng quan trọng. Thường xuyên phải lao động quá sức, bốc vác trong môi trường nặng nhọc không chỉ khiến tình trạng của bệnh nặng hơn mà còn khiến các khớp sụn bị tổn thương. Vì vậy hãy dành cho mình những khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.

Phẫu thuật

So với hai cách điều trị ở trên thì phẫu thuật để chữa trị căn bệnh này mang tính hiệu quả cao hơn. Nhưng phẫu thuật thường chỉ dành cho những bệnh nhân đã có tình trạng bệnh diễn biến quá nặng, không thể điều trị bằng thuốc thì lúc này bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Hơn thế nữa, phương pháp này cũng gây tốn kém chi phí nhiều hơn rất nhiều so với điều trị bằng thuốc thông thường.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Bệnh gai cột sống dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy mà việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh gai cột sống mà Chako muốn cung cấp tới cho người đọc. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan tới căn bệnh này, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số Hotline: 0789.445.888 để được tư vấn chi tiết và lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *