Đau hai bên thắt lưng: Dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp bạn phải biết!

Đau hai bên thắt lưng: Dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp bạn phải biết!

Đau hai bên thắt lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng đau thắt lưng hông. Sở dĩ vùng dễ bị đau là do các đốt sống ở vùng thắt lưng là những đốt sống phải vận động nhiều nhất và phải chịu nhiều tác động nhất trong quá trình vận động. Những cơn đau thắt lưng có thể chỉ do các tác động ngoại lực bên ngoài nhưng cũng có thể do những triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm. Đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây để hiểu rõ về bệnh lý này. 

Đau hai bên thắt lưng là bệnh gì?

Đau hai bên thắt lưng hình thành do các bệnh liên quan tới cột sống của cơ thể. Đây là một dạng bệnh lý xương khớp mãn tính. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức hai bên khu vực lưng dưới âm ỉ và khó chịu gây cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Đau hai bên thắt lưng là bệnh gì?
Đau hai bên thắt lưng là bệnh gì?

Bệnh lý này gây khó khăn vận động, khiến bệnh nhân khó có thể thực hiện các hoạt động dù đơn giản như xoay người, dướn người lấy đồ. Cơn đau thường trực, khiến người bệnh không thể làm việc, thậm chí là bỏ việc, nhất là người làm công việc chân tay. Khi đó, người bệnh vừa phải chịu áp lực từ bệnh tật mà còn căng thẳng do bệnh lý khó chữa, tái đi tái lại.

Nguyên nhân gây đau hai bên thắt lưng

Bệnh có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do di chứng từ những chấn thương cũ hoặc những bệnh lý nền có sẵn trong cơ thể. Tất cả có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm bên trong.

Nguyên nhân gây đau hai bên thắt lưng
Nguyên nhân gây đau hai bên thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm

Đau hai bên thắt lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu với những cơn đau quanh vùng cột sống, sau đó sẽ lan rộng sang hai bên thắt lưng. Khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc thoái hóa sẽ gây ra hiện tượng suy giảm chiều cao khoang đốt sống, teo đĩa đệm dẫn tới chức năng cơ bản bị suy thoái.

Bệnh thận

Một số loại bệnh lý liên quan tới thận cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau ở hai bên vùng thắt lưng. Cụ thể, có thể kể đến như: Nhiễm trùng thận, sỏi thận… Người bị bệnh thận gặp phải tình trạng đau hai bên thắt lưng – đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh lý đã nghiêm tọng hơn, không thể xem thường.

Bong gân

Trong quá trình hoạt động và làm việc hàng ngày, đôi khi là chơi thể thao nếu bạn không khởi động đúng cách sẽ dẫn đến các tổn thương không mong muốn, đặc biệt là những người ít vận động, Khi thực hiện các hoạt động mạnh, cần nhiều sức lực, không khởi động đúng cách, các cơ, hệ thống dây chằng có nguy cơ bị giãn, bong gân. Điều này khiến cho hai bên thắt lưng bị đau nhức khó chịu.   

Tham khảo  Bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh gút

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa

Nếu như người bệnh thường xuyên cảm thấy những cơn đau nhẹ quanh vùng thắt lưng, sau đó chuyển dần sang đau dữ dội thì rất có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa sẽ khiến cho hai bên thắt lưng bị đau dai dẳng, quặn thắt. Khi đó cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Thoái hóa đốt sống

Tuổi tác càng cao cũng khiến cho các khớp xương cơ thể suy thoái khiến cho nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh khiến đau nhức khu vừng thắt lưng âm ỉ và khó chịu.

Hội chứng ruột kích thích

Đây cũng là một nguyên nhân bệnh lý dẫn tới tình trạng đau hai bên thắt lưng mà mọi người cần lưu ý.

Căng cơ

Các cơ và dây chằng ở lưng có thể căng hoặc rách do hoạt động quá mức. Các triệu chứng căng cơ gồm đau và cứng thắt lưng kèm theo co thắt cơ. Để điều trị các dấu hiệu này, bạn nên nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu.

Triệu chứng đau hai bên thắt lưng

Triệu chứng ban đầu, cũng dễ nhận thấy chính là những cơn đau từ nhẹ cho tới đau nhói như bị dao dâm. Người bệnh có thể cảm thấy khó đứng thẳng hoặc đi lại. Đau lưng cấp tính xuất hiện đột ngột, thường là sau một chấn thương do chơi thể thao hoặc nâng vật nặng. Nếu cơn đau kéo dài hơn 3 tháng thì được xem là đau mạn tính.

Nếu như bạn cảm thấy cơn đau với mức độ tăng dần, dù có nghỉ ngơi cũng không đỡ, hãy nhanh chóng tới cơ sở thăm khám gần nhất để gặp bác sĩ và được kiểm tra cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu và yếu tố sau:

  • Không kiểm soát được bàng quang, thấy tê ở vùng háng, chân trở nên yếu hơn. 
  • Sốt, sụt cân không rõ lý do
  • Đau khi ho hoặc đi tiểu
  • Cơn đau nặng hơn khi nghỉ ngơi

Những ai dễ bị đau hai bên thắt lưng?

Những ai dễ bị đau hai bên thắt lưng?
Những ai dễ bị đau hai bên thắt lưng?

Hầu hết đau hai bên thắt lưng đều xuất hiện ở độ tuổi sau 30. Tuổi càng lớn kèm theo đó cũng là nguy cơ mắc bệnh càng cao. Một số yếu tố khác cũng khiến bạn dễ bị đau vùng thắt lưng như:

  • Thừa cân
  • Ngồi trong thời gian dài
  • Có công việc phải thường xuyên nhấc vật nặng

Chẩn đoán đau hai bên thắt lưng

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán đau hai bên thắt lưng hông, thông thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám bệnh, sau đó dựa vào biểu hiện cụ thể để đưa ra kết luận. 

Tham khảo  Đau bàn chân là bệnh gì? Bệnh đau bàn chân thường gặp và nguyên nhân

Trong một số trường hợp chưa chắc chắn hay còn nghi ngờ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm để tìm ra bệnh như: xét nghiệm hình ảnh, X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, khảo sát chẩn đoán điện hoặc tủy đồ,…

Cách khắc phục đau hai bên thắt lưng

Nếu như phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thì bạn không nên chủ quan mà hãy tới cơ sở gần nhất để thăm khám và nghe tư vấn điều trị từ bác sĩ. Các chuyên gia bác sĩ chuyên nghiệp sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị và hỗ trợ giảm đau dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây được sử dụng trong điều trị đau hai bên thắt lưng chủ yếu là thuốc giảm đau và các loại thuốc chống viêm. Người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần có sự kê toa của bác sĩ, bên cạnh đó bạn không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm hàng ngày. Một số loại thuốc hay được sử dụng như:

  • Thuốc chống viêm phi steroid
  • Thuốc chống viêm nhóm Corticosteroid
  • Glucosamin

Sử dụng thuốc Đông y

Cho đến ngày nay các bài thuốc Đông y vẫn luôn được sử dụng phổ biến trong điều trị các loại bệnh liên quan tới xương khớp. Thuốc Đông y luôn được biết tới là tự nhiên, an toàn, không để lại biến chứng khi sử dụng nên vẫn luôn được dùng khá rộng rãi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tìm đến những cơ sở Đông Y uy tín và cũng không nên sử dụng hỗn hợp cả Đông và Tây y cùng một lúc gây nên những tình trạng rối loạn tiêu hóa hay suy gan. Mặc dù đây là phương pháp khá an toàn, gần như không có tác dụng phụ đến sức khỏe của người bệnh.

Dùng cao dán

Sử dụng cao dán có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Thường chỉ sau 2 đến 4 tiếng sử dụng là người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dịu lại đáng kể. Phương pháp này khá hoàn toàn và hiệu quả. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều cao dán lạnh mà bạn có thể sử dụng khi đang bị các cơn đau nhức hai bên thắt lưng gây nên.

Massage trị liệu kết hợp xông hơi đá muối

Đây được coi là một liệu pháp điều trị khá tự nhiên, không sử dụng thuốc, đem lại hiệu quả khá khả quan cho người bệnh. Sử dụng phương pháp này không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Với tác dụng của nhiệt lượng đá muối, các ion xâm nhập sâu vào cơ thể và xương khớp giúp xương khớp giãn nở, đào thải độc tố trong cơ thể. Qua liệu pháp massage kết hợp, tuần hoàn máu lưu thông, bổ sung oxy vào tế bào xương giúp xương ngày càng chắc khỏe.

Tham khảo  Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh những liệu pháp điều trị và hỗ trợ giảm đau, bạn cũng cần hỏi xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý điều độ cả về thể chất và dinh dưỡng. Hãy sửa đổi những thói quen xấu làm xương khớp tổn thương như nằm và ngồi làm việc sai tư thế. Bên cạnh đó hãy bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng nâng cao đề kháng cho cơ thể, bổ sung thêm canxi và D3 cho xương chắc khỏe. Nếu bạn đang béo phì bạn cũng nên có chế độ tập luyện giảm cân để giảm bớt áp lực lên vùng cột sống.

Cách phòng tránh đau hai bên thắt lưng

Một số biện pháp được hầu hết các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh thực hiện trong quá trình điều trị bệnh như sau: 

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn với cường độ tập luyện vừa phải. Duy trì luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sự dẻo dai của các cơ thắt lưng. Tuy nhiên, các bài tập thể dục cần phải nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng thắt lưng.
  • Thực hiện đúng tư thế để tránh gây chấn thương khi làm việc hoặc lao động, bê vác những vật nặng
  • Không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài. Nên chú ý tư thế khi ngồi, tránh các tư thế ngồi sai. Người làm việc văn phòng hoặc công việc đặc thù nên đứng dậy, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc.
  • Tránh những tư thế khó, cường độ mạnh khi sinh hoạt vợ chồng.
  • Hạn chế đi giày cao gót để giảm áp lực lên cột sống – thắt lưng.
  • Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng (bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin D và canxi để cải thiện sức khỏe của xương), hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích.
  • Nằm giường cứng, tránh nằm võng hoặc ngồi ghế xích đu 
  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.

Kết luận

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về triệu chứng đau hai bên thắt lưng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan tới căn bệnh này, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số hotline: 0789.445.888 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.