Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Đối với các bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm thì việc duy trì tập luyện các bài tập xương khớp là vô cùng cần thiết. Bởi chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm thoát vị, hỗ trợ giảm đau nhanh và cột sống cũng dần trở nên khỏe mạnh hơn. Vậy thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất? Bị thoát vị đĩa đệm có cần hạn chế môn thể thao nào không? Hãy cùng Chako tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý hình thành do sự thoái hóa cột sống, khiến cho phần đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu. Phần đĩa đệm bị lệch chèn ép vào các dây thần kinh gây nên các cơn đau nhức, tê bì vùng xương khớp lân cận. Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. 

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?
Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu, một số nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp phải nhất có thể kể đến như:

  • Người thường xuyên phải làm việc và vận động trong một môi trường lao động nặng nhọc quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.
  • Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ bị tổn thương.
  • Do chấn thương ở vùng lưng
  • Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở vùng cột sống như vẹo cột sống, thoái hóa cột sống…
  • Do yếu tố di truyền

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, còn tồn tại rất nhiều những nguyên nhân khác cũng gây bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng của cơ thể càng lớn cũng đồng nghĩa với hệ cơ xương khớp đặc biệt là vùng đĩa đệm cột sống, thắt lưng phải chịu áp lực càng cao, dễ bị tổn thương, thoái hóa.
  • Nghề nghiệp: Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì và một số lưu ý khi tập

Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và điều độ được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao sức khỏe của cơ thể, giúp tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm. Với những người đã được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thì việc tập luyện cần chú ý, bệnh nhân cần đúng cách, vừa sức mình và tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống để phòng ngừa những tổn thương nặng hơn cho vùng cột sống.

  • Yoga

Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập các bài tập yoga nhẹ nhàng, có tác dụng rất lớn đối với các vấn đề ở lưng. Các bài tập này sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Khi thực hiện tư thế yoga (trong khoảng 10 đến 60 giây), bệnh nhân có thể phần nào đó tăng cường sức cơ ở lưng cũng như ở bụng một cách nhẹ nhàng. Các cơ ở phần lưng và bụng là những thành phần thiết yếu của mạng lưới cơ trên cột sống, do đó việc tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động phù hợp. Cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm cảm giác cơn đau lưng rất nhiều.

Tham khảo  Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có nguy hiểm? Mẹo chữa thoái hóa
Yoga
Yoga

Không chỉ vậy, các bài tập yoga còn giúp các phần cơ được thư giãn, kéo căng thoải mái, thúc đẩy tính linh hoạt và đẩy lùi các bệnh xương khớp. Hơn nữa, động tác kéo giãn cơ gân kheo (nằm ở mặt sau của đùi) giúp mở rộng chuyển động trong khung chậu, giảm áp lực lên vùng lưng. Tập yoga cũng có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn, truyền đến cơ và các mô mềm ở thắt lưng.

  • Bơi lội 

Ngoài yoga thì bơi lội cũng được đánh giá là bộ môn thể thao mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập. Chỉ cần bỏ ra từ 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho hệ cơ gân xương khớp được thư giãn đáng kể, giúp giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra, giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng. Bơi lội nói chung là môn thể thao khá an toàn, hạn chế xảy ra nguy cơ chấn thương cột sống. Tuy nhiên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên bơi quá sức, bơi quá lâu mà chỉ nên kiên trì đều đặn tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân không được có tâm lý nóng vội, vì có khả năng gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Bơi lội
Bơi lội
  • Đi bộ 

“Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập gì?” “Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?” Câu trả lời ở đây là hoàn toàn được. Đi bộ là một trong những môn thể thao nhẹ nhàng vô cùng thích hợp đối với người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tập đều đặn hàng ngày, bệnh nhân có thể đi bộ 30 – 45 phút vào buổi sáng, chiều hoặc nếu có thời gian thì nên tận dụng cả hai buổi. Đây là bài tập điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm khá đơn giản và dễ thực hiện, bất kỳ ai cũng áp dụng được.

Tuy là một môn thể thao nhẹ nhàng, tuy nhiên trong quá trình đi bộ người bệnh cũng nên chú ý một số lưu ý nhất định. Ban đầu, người bệnh nên đi chậm, sau có thể đi nhanh hơn, bước chân nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát. Để không bị mất sức, bệnh nhân nên điều hòa nhịp thở sao cho đều đặn, hít vào bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Lưu ý điều chỉnh tư thế đúng khi đi bộ: Đầu thẳng hướng nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay để thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.

  • Đạp xe

Đạp xe là câu trả lời tốt nhất cho thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?”. Đây được coi là môn thể thao tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vì nó đảm bảo cho việc sử dụng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm. Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương khớp dẻo dai, hoạt động mềm mại, tăng lưu thông máu. Vì vậy, rễ thần kinh không bị chèn ép, cải thiện tình trạng đau đáng kể.

Tham khảo  Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Cũng giống như đi bộ, môn đạp xe cũng đòi hỏi người bị thoát vị đĩa đệm cần phải lưu ý nhất định để đảm bảo lợi ích của việc đạp xe. Một số lưu ý quan trọng như: Tư thế ngồi đúng là giữ lưng thẳng, thoải mái, tránh cúi đầu hay lệch vẹo lưng hông. Bạn nên đi ở quãng đường bằng phẳng, tăng dần chiều dài quãng đường (có thể bắt đầu từ 1-2km). Đạp với cường độ vừa phải, từ từ và nhẹ nhàng, thư giãn, kết hợp với việc hít thở phù hợp để không bị mất sức. Chú ý chọn xe có chiều cao yên vừa phải, độ rộng yên vừa vặn, có thể điều chỉnh tay lái dễ dàng thuận tiện. Bạn có thể tập với xe đạp thể thao tại nhà nếu không thể đạp xe bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm không nên tập gì?

  •  Tập Gym

Tập Gym là một môn thể thao yêu cầu và đòi hỏi kỹ thuật cao và vận động với cường độ nặng. Chính vì vậy, đây được coi là môn thể thao mà người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên tập để tránh tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng. Động tác tập gym như cúi xuống và nâng tạ lên sẽ tác động đến cột sống, gây ra sốc. Tương tự, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có khả năng khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi việc làm xuất hiện các triệu chứng đau dồn dập. Vì vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ để hạn chế gây quá tải cho cột sống, vốn đã bị yếu đi bởi bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Chạy bộ

“Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?” Câu trả lời là không nên. Vì sao? Vì đĩa đệm có một vai trò giống như bộ phận giảm xóc cho cột sống. Khi bệnh nhân chạy bộ liên tục, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn ép vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Do đó, đối với vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?” thì lời khuyên của các chuyên gia là không nên. Bởi vì chạy bộ sẽ làm tăng mức độ trầm trọng của triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cho bệnh nhân.

  • Các môn thể thao có động tác vặn người (chơi golf, cầu lông, tennis)

Thoát vị đĩa đệm thường rất kỵ những động tác phải xoay người. Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng ngay trên hông, vì vậy các động tác vặn người sẽ vô tình khiến cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn mức bình thường.

  • Bóng đá

Bóng đá là một môn thể thao rất được ưa chuộng và phổ biến. Tuy nhiên, với đặc điểm là thường xuyên phải vận động mạnh, di chuyển nhanh, xoay người, thực hiện những cú sút với lực mạnh, tập luyện trong thời gian kéo dài và quá sức khiến cho các cơ vùng háng và cột sống lưng thường xuyên bị áp lực dẫn tới tổn thương.

  • Bóng rổ

Bóng rổ là một môn thể thao giúp phát triển chiều cao rất tốt do đặc điểm nổi bật của môn này chính là thúc đẩy người chơi bật nhảy càng cao càng tốt. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do thoát vị đĩa đệm không nên chơi môn thể thao này. Do người chơi phải thực hiện các động tác bật nhảy, xoay người đột ngột và liên tiếp, thậm chí chạy ở tư thế khom lưng nên không chỉ gây chấn thương cho vùng lưng hông mà còn gây ra các vấn đề với cánh tay- cổ tay, khớp gối và cổ chân.

Tham khảo  Bệnh viêm đa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị viêm đa khớp tại nhà
Bóng rổ
Bóng rổ

Một số lưu ý cho người bị thoát vị đĩa đệm

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm nên tập gì” người bệnh cũng cần quan tâm tới một số lưu ý quan trọng khi tập luyện để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Cần chú ý bước khởi động và làm nóng cơ thể kỹ và có sự chuẩn bị trước những động tác mạnh nhằm tránh các tổn thương xương khớp. Tránh các động tác sai tư thế như xoay vặn người nhanh mạnh, đột ngột, va chạm, té ngã, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài. Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng cho cột sống giúp tăng cường độ dẻo dai và khả năng thích nghi của cột sống cũng như hệ thống cơ xương khớp trước những vận động mạnh hơn.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ nếu có thể tập luyện và vận động vừa phải thì rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu nhận thấy có hiện tượng đau hoặc các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng mông, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để nhận được sự tư vấn, điều trị phù hợp và có biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống, tránh các bài tập quá sức, khiến cho bệnh càng thêm trầm trọng hơn.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
  • Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
  • Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

  • Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
  • Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
  • Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao

Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Chako muốn cung cấp tới mọi người để trả lời cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?”. Và tầm quan trọng của các bài tập trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Hi vọng người bệnh đã chọn được cho mình chế độ tập luyện hợp lý nhất, đúng cường độ để đảm bảo bệnh không bị diễn biến trầm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *