5 cách hiệu quả chữa Đau dây thần kinh liên sườn ngay tại nhà!

Đau dây thần kinh liên sườn là một dạng bệnh lý về xương khớp, thường xuyên nhận thấy ở người trưởng thành. Người bị đau dây thần kinh liên sườn sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn đau nhức khó chịu, liên tục, nặng hơn khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hay vận động cùng nhiều triệu chứng khác. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách điều trị, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây cùng Chako.

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Đau dây thần kinh liên sườn là một dạng bệnh lý khá phổ biến, hình thành cơn đau tại phần dưới xương sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là cơn đau bắt nguồn từ phần tủy sống, cơn đau này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng cũng có khi không có nguyên nhân, được gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch – thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi bên xương sườn. Vì mối liên quan như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng nằm ở vị trí nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.

Có thể bạn chưa biết: Bệnh xương khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn

Nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn
Nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn

Có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn tới đau dây thần kinh liên sườn. Một trong số đó có thể kể đến như:

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh hình thành nên những cơn đau quanh vùng cột sống, sau đó lan dần sang hai bên sườn. Đau ê ẩm, không cấp tính và kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực khi vận động và ngay cả lúc nghỉ. Ấn vào điểm cạnh sống hai bên, người bệnh thấy tức nhẹ và dễ chịu.
  • Mắc các bệnh lý về tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh u rễ thần kinh và u ngoại tủy. Bệnh nhân có cảm giác đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn.
  • Nhiễm khuẩn: Thường gặp ở dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn. Một hai ngày sau đó, xuất hiện các mụn nước, xu hướng lan rộng. Người bệnh thấy ngứa và đau rát, khó chịu khi cọ xát.
  • Một số nguyên nhân khác như: chấn thương cột sống, nhiễm độc, đái tháo đường, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn,…

Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn

Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn
Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn

Biểu hiện có thể nhận thấy dễ dàng nhất chính là những cơn đau do bệnh gây ra. Các cơn đau sẽ xuất hiện theo dọc đường đi của dây thần kinh liên sườn. Một số trường hợp được người bệnh mô tả với cảm giác tức ngực, đau ngực, sau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống. Tuy nhiên, người bệnh còn phải gặp phải nhiều dấu hiệu khác, đa dạng tùy thuộc vào bệnh lý trực tiếp gây đau. Một số dấu hiệu nhận biết mà người bệnh cần chú ý có thể kể tới như:

  • Các cơn đau sẽ xuất hiện chủ yếu ở phần liên sườn. Đau sẽ xuất phát từ vùng cột sống, sau đó lan rộng khắp phần lưng và ngực hoặc vùng liên sống – bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, thượng vị.
  • Cơn đau thường xảy ra âm ỉ, đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi hít thở sâu, thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi.
  • Vị trí đau liên sườn thường đau dọc theo đường đi của dây, đau nhất ở vùng rễ sau lưng, đường nách giữa, sụn ức đòn, ho thở đều đau.
  • Với đau dây thần kinh liên sườn do zona có biểu hiện đau rát ở vùng tổn thương, cơn đau có thể tái phát. Trên da có những mụn nước nhỏ li ti và có xu hướng lan rộng theo sự phân bố của dây thần kinh liên sườn.
Tham khảo  Bị đau lưng giữa và cách điều trị hiệu quả

Biến chứng của bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra những biến chứng nguy hiểm làm giảm hiệu suất và năng suất làm việc:

  • Hình thành bệnh mãn tính. Các cơn đau sẽ kéo dài hơn với tần suất nhiều hơn, tái đi tái lại nhiều lần, đau rát, khó chịu.
  • Mất ngủ.
  • Suy giảm tinh thần, trí tuệ.
  • Trầm cảm, giảm sức đề kháng.

Vì vậy, để tránh những biến chứng sẽ gặp phải khi bị bệnh, người bệnh cần tới cơ sở thăm khám gần nhất để tiến hành khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện ra những cơn đau bất thường quanh vùng sườn bạn nên tới cơ sở khám bệnh để thăm khám để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Người bệnh cần chú ý một số biểu hiện như:  

  • Các cơn đau dữ dội và suy nhược khiến khó thở.
  • Đau lồng ngực hoặc đau vùng ngực

Ngoài ra bạn nên chú ý thêm những triệu chứng dưới đây:

  • Đau ngực hoặc đau xương sườn lan sang cánh tay trái, hàm, vai hoặc lưng
  • Tức ngực, áp lực lên ngực lớn, ngực bị thắt chặt
  • Ho ra chất nhầy màu vàng xanh
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở, không thể hít thở, đau ngực dữ dội khi thở hoặc ho
  • Đau bụng dữ dội
  • Có biểu hiện nhầm lẫn, chóng mặt, thậm chí bất tỉnh, không phản ứng.

Những ai thường mắc chứng đau dây thần kinh liên sườn?

Bệnh đau thần kinh liên sườn có thể ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, người trưởng thành và lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn?

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào những bệnh lý có sẵn và thăm khám kỹ lưỡng bên ngoài để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ phát hiện loại trừ các bệnh tim, phổi và bệnh nhiễm khuẩn.

Ngoài phương pháp thăm khám thông thường, các bác sĩ cũng có thể thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua một số phương pháp như: 

  • Chụp X-quang: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như các bệnh lý cột sống, đĩa đệm và tủy sống như thoái hóa, lồi và thoát vị đĩa đệm, u tủy sống và các bệnh lý tủy sống, chấn thương cột sống, viêm nhiễm như viêm cột sống, đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống.
  • Xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: ure, creatinin, AST, ALT.
Tham khảo  Viêm cột sống dính khớp ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn?

Bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây để điều trị sẽ đem lại hiệu quả khá tích cực cho người bệnh:

Sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh vẫn được sử dụng rộng rãi nhờ tích tiện ích, giảm đau nhanh. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc Tây có thể gây tác hại tới gan, thận…Thông thường, khi điều trị bằng thuốc Tây, bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol,diclofenac
  • Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin
  • Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm. Thuốc chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không dùng thuốc này.
  • Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên dùng các loại vitamin này theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.

Phương pháp này khuyến cáo người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà hãy tuân theo phác đồ và liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định.

Áp dụng Đông Y

Người dùng hiện tại ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tới từ dân gian vì tính an toàn cũng tự nhiên của các sản phẩm này. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian giúp loại bỏ bệnh từ tận sâu bên trong, điều trị tận gốc các triệu chứng của bệnh đồng thời còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, điều trị  bằng phương pháp này thường đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

Nghỉ ngơi hợp lý

Việc nghỉ ngơi hợp lý đối với một bệnh nhân bị bệnh là vô cùng quan trọng. Thường xuyên phải lao động quá sức, bốc vác trong môi trường nặng nhọc không chỉ khiến tình trạng của bệnh nặng hơn mà còn khiến các khớp sụn bị tổn thương. Vì vậy hãy dành cho mình những khoảng thời gian để nghỉ ngơi hợp lý.

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh những liệu pháp điều trị và hỗ trợ giảm đau, bạn cũng cần hỏi xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý điều độ cả về thể chất và dinh dưỡng. Hãy sửa đổi những thói quen xấu làm xương khớp tổn thương như nằm và ngồi làm việc sai tư thế. Bên cạnh đó hãy bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng nâng cao đề kháng cho cơ thể, bổ sung thêm canxi và D3 cho xương chắc khỏe. Nếu bạn đang béo phì bạn cũng nên có chế độ tập luyện giảm cân để giảm bớt áp lực lên vùng quanh sườn.

Tham khảo  Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Dùng cao dán

Sử dụng cao dán có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Thường chỉ sau 2 đến 4 tiếng sử dụng là người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dịu lại đáng kể. Phương pháp này khá hoàn toàn và hiệu quả. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều cao dán lạnh mà bạn có thể sử dụng khi đang bị các cơn đau nhức gây nên. 

Hạn chế đau dây thần kinh liên sườn tại nhà

Người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế những cơn đau do bệnh gây ra ngay tại nhà nhờ những biện pháp cụ thể như:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn với cường độ tập luyện vừa phải. Duy trì luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sự dẻo dai của các cơ quanh sườn. Tuy nhiên, các bài tập thể dục cần phải nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng liên sườn
  • Đúng tư thế để tránh gây chấn thương khi làm việc hoặc lao động, bê vác những vật nặng
  • Không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài. Nên chú ý tư thế khi ngồi, tránh các tư thế ngồi sai. Người làm việc văn phòng hoặc công việc đặc thù nên đứng dậy, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc.
  • Chú ý giữ cơ thể ấm áp trong mùa lạnh như mặc ấm, không ở các nơi có gió lùa.
  • Khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, bạn phải có dụng cụ bảo hộ.
  • Bạn nên tiêm phòng lao cho trẻ để khi lớn lên hạn chế cho trẻ mắc bệnh lao – một bệnh có nguy cơ cao gây đau đau dây thần kinh.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng các chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên xương khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
  • Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
  • Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

  • Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
  • Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
  • Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao

Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Chako cung cấp tới cho người đọc về bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan tới căn bệnh này, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số Hotline: 0789.445.888 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *