Ăn lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt trị bệnh gì?

Ăn lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt trị bệnh gì?

Lá lốt còn có tên gọi khác là tất bát, tính ấm và có vị cay thơm. Ngoài làm gia vị cho các món ăn thì lá lốt còn được dùng để trị các căn bệnh như tổ đỉa, mụn nhọt hay xương khớp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế trong bài viết này, Chako sẽ cùng bạn đi tìm hiểu xem ăn lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt trị bệnh gì , có hiệu quả không?

Tổng quan về lá lốt

Lá lốt hoặc lá lốp, tên khoa học của nó là piper lolot, nó thuộc họ hồ tiêu. Lá lốt là loại cây thân thảo, sống và phát triển ở những nơi có bóng râm, mát, những nơi có ánh nắng. Cây lá lốt chỉ cao khoảng 30-40cm. Thân cây yếu, có nhiều đốt nhỏ li ti. Lá của cây thuộc dạng đơn và xòe to, có tán rộng, phần trên của phiến có 5- 7 gân màu xanh nổi lên, phía bền mặt lá thường màu sẽ nhạt hơn. Thoạt nhìn lá có hơi giống với lá trầu không.

Hoa lá lốt thường mọc thành từng cụm ở nách lá , có màu trắng và rất lâu tàn. Quả thuộc dạng mọng và ở bên trong có chứa hạt.

Để sử dụng làm thuốc, người ta thường nhổ cả cây hoặc cũng có thể chỉ hái lá. Dùng tươi bằng việc giã nát lấy nước cốt hoặc đem sấy khô để nấu nước uống, rang muối đắp lên những chỗ đau nhức.

Lá lốt thường sinh sống phát triển tại những vùng phía Bắc nước ta. Bạn có thể tìm thấy nó mọc hoang ở rất nhiều nơi. Loại cây này có thể thu hoạch quanh năm, bạn có thể sấy khô, cắt nhỏ để bảo quả và sử dụng.

Lá lốt – Vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh
Lá lốt – Vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh

Thành phần hóa học

Theo những kết quả nghiên cứu của y học hiện đại. Bên trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất ancaloit, tinh dầu và những thành phần có trong nó là benzyl axetat và beta- caryophylen.

Vị thuốc

Lá lốt có vị cay, có mùi thơm và tính ấm. Trong Đông Y lá lốt có vị nồng, chống hàn và có tính ẩm, có tác dụng ôn trung , tán hàn , hạ khí, chỉ thống. Dùng lá lốt trị tay chân lạnh, phong hàn thấp, tê bại, rối loạn tiêu hóa, đau bụng ỉa chảy, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi rất tốt.

Lá lốt có tác dụng gì

Lá lốt được xem là vị thuốc quý trong Đông Y bởi nó dễ dàng kiếm, giá thành rẻ nhưng đem lại tác dụng thần kì trong hỗ trợ và điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn có thể điều trị các căn bệnh như tê bại chân tay, chứng hàn, phong thấp.

Tham khảo  Game bắn súng cực đỉnh Far Cry 3 Việt Hóa Hay Nhất

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà là lốt đem lại:

  • Chữa đau đầu, nôn mửa, đau răng
  • Điều trị tiêu chảy
  • Trị đau nhức xương khớp
  • Trị đổ mồ hôi trộm
  • Chữa viêm lợi, chân răng chắc khỏe
  • Điều trị bệnh liên quan đến thận
  • Chữa đầy hơi, rối loạn tiêu hóa
  • Chữa phù thũng

Lá lốt trị bệnh gì? Những bài thuốc từ lá lốt

Để trả lời cho câu hỏi ăn lá lốt có tác dụng gì? mời bạn cùng tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây.

Lá lốt là nguyên liệu dễ dàng kiếm được , tác dụng cao, vì thế nó rất dễ gặp trong các bài thuốc dân gian. Bạn có thể dùng nó kể kết hợp với những loại dược liệu khác để thành bài thuốc mang lại hiệu quả cao. Sau đây mời bạn cùng tìm hiểu những bài thuốc dân gian sử dụng lá lốt trong chữa bệnh:

Chữa đau lưng, sưng khớp gối

Rễ lá lốt tươi 50g, rễ cỏ xước 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ vòi voi 50g. Tất cả đem sao vàng, sắc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

lá lốt trị sưng khớp gối
lá lốt trị sưng khớp gối
  • Chữa phong thấp :Lá lốt 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ gai tầm xoong 12g, lá đa đông 12g, mã đề 12g. Sắc uống 1 ngày / thang.
  • Tổ đỉa bàn tay : Lấy nắm lá lốt rồi đem rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, bã cho vào nồi sau đó thêm 3 bát nước và đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng ra , dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng bị tổ đỉa, lau khô và lấy bã đắp lên , băng lại. Ngày thực hiện 1- 2 lần và làm liên tục 5 -7 ngày sẽ khỏi.
  • Lá lốt trị mụn nhọt : Lá lốt, lá ráy, lá tranh, tía tô, mỗi vị lấy 15g. Đầu tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh và phơi khô, giã nhỏ. Sau đó rây bột mịn và rắc vào vết thương, tiếp theo dùng các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, giã nhỏ và đắp vào những nơi có mụn nhọt, ngày đắp 1 lần, đắp liên tục trong 3 ngày là khỏi.
  • Đau nhức xương khớp : Lấy 20g lá lốt cùng 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang đem sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống trong ngày, uống liền trong vòng 1 tuần. Hoặc có thể lấy lá lốt, rễ bưởi, rễ vòi voi, rễ cỏ xước, tất cả 15g rồi đem thái mỏng, sao vàng. Đem sắc với 600ml cho đến khi còn 200ml. Uống 3 lần/ ngày và uống liền một tuần.
Tham khảo  Honey Select - Game nhập vai Anime cực hấp dẫn

Lá lốt chữa đau thần kinh tọa

Lá lốt chữa đau thần kinh tọa
Lá lốt chữa đau thần kinh tọa

Trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện. Nó không chỉ đem lại tác dụng cao trong điều trị mà còn không gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Có rất nhiều cách có thể chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt. Cụ thể:

Rượu ngâm lá lốt

Chuẩn bị : Rễ lá lốt, rượu gạo, bình thủy tinh

Cách làm :

Rửa sạch rễ lá lốt và cắt khúc nhỏ. Lấy rễ cây đã cắt khúc và đem sao vàng, hạ thổ sau dó ngâm cùng với rượu gạo trong bình thủy tinh. Ngâm khoảng 1 tháng đem ra dùng. Cho rượu lên chỗ bị đau nhức và thực hiện xoa bóp. Thực hiện mỗi ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Bài thuốc chỉ áp dụng đối với người bị đau thần kinh tọa mức độ nhẹ. Đặc biệt, chống chỉ định trong trường hợp người bệnh mắc bệnh cơ địa, da nhạy cảm, mỏng yếu.

Ngâm chân bằng lá lốt

Nguyên liệu : Lá lốt, gừng, muối hột, chậu nước ấm

Cách thực hiện :

Lá lốt rửa sạch và để ráo nước, gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và giã nát. Cho lá lốt cùng gừng tươi vừa giã vào chậu nước ấm đã chuẩn bị. Ngâm chân trong khoảng 30 phút thì dừng lại.

Vừa ngâm chân vừa kết hợp xoa bóp chân, ấn huyệt đạo để điều trị mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu nước nguội có thể cho thêm nước ấm vào và tiếp tục ngâm. Ngâm chân trong vòng 5- 7 ngày, mỗi ngày một lần.

Ngâm chân với lá lốt
Ngâm chân với lá lốt

Lá lốt có tác dụng gì? Uống nước lá lốt giảm đau

Nguyên liệu: Lá lốt tươi, nước lọc.

Cách thực hiện :

Lá lốt rửa sạch và để ráo nước, sau đó thái thành từng khúc nhỏ. Sắc chung lá lốt đã thái nhỏ cùng với 2 bát nước lọc. Sắc đặc cho đến khi lượng nước còn khoảng 1 bát thì chắt lấy nước uống. Uống thay nước bình thường trong vòng 2 -3 tuần. Theo dõi hiệu quả giảm đau của quá trình thực hiện.

Đắp lá lốt

Chuẩn bị : Lá lốt tươi, muối hạt, một miếng vải sạch.

Cách thực hiện :

Tham khảo  Bật mí bài tập thể dục thoát vị đĩa đệm hiệu quả cao

Lá lốt đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó say nhuyễn hoặc giã nát lát nốt rồi đem cho vào chảo sao nóng với muối hạt. Cho lá lốt được sao nóng cùng với muối hạt vào trong miếng vải sạch và đắp lên vị trí đau nhức.

Thực hiện bài thuốc này đều đặn 3 lần/ ngày, liên tục trong vòng 2 -3 tuần. Bài thuốc này có thể dùng đối với mọi lứa tuổi. Để tránh khi sử dụng bị bỏng da bởi quá nóng thì bạn cần đề muối nguội bớt hãy đặt lên vị trí đau nhức.

Bên cạnh việc thực hiện những bài thuốc bên trên, bạn cũng có thể kết hợp lá lốt vào các món ăn để tăng hiệu quả trị bệnh. Những món ăn có thể chế biến như : Chả lá lốt, canh lá lốt, thịt bò xào lá lốt, lá lốt rán trứng,…

món ngon từ lá lốt
món ngon từ lá lốt

Lưu ý khi sử dụng lá lốt

Trong quá trình dùng lá lốt để điều trị bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

Những dược chất có trong lá lốt cần thời gian để phát huy công dụng một cách từ từ. Chính vì thế, bạn không nên sốt sắng, lo lắng khi chưa thấy hiệu quả mang lại. Cần tiếp tục thực hiện tránh tình trạng bỏ dở, ngắt quãng.
Tác dụng giảm đau sẽ chỉ có được khi trường hợp đau thần kinh tọa ở mức nhẹ, bình thường hoặc giai đoạn đầu bệnh. Nó chỉ giúp điều trị triệu chứng đau chứ không thể điều trị nguyên nhân gây bệnh
Cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin nhóm A, B ,C , protein, chất khoáng,..
Kết hợp cùng các động tác vận động nhẹ nhàng để đảm bảo co dãn các cơ, tăng lưu thông máu, tăng khả năng hoạt động của các khớp.
Cơn đau thần kinh tọa sẽ xuất hiện nhiều nhất vào mùa đông. Vì thế người bệnh cần giữ cơ thể ấm áp. Khi xuất hiện cơn đau dữ dội hãy hạn chế cử động và không bóp vào chỗ đau.

Kết luận

Trên đây là những bài thuốc sử dụng lá lốt điều trị bệnh hiệu quả cũng như đi trả lời thắc mắc ” ăn lá lốt có tác dụng gì, lá lốt chữa bệnh gì” Những bài thuốc này đều đơn giản và hiệu quả mang lại cao. Tuy nhiên để tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn thì người bệnh cần kết hợp với những phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *