Ăn tỏi có tác dụng gì? Những lợi ích không thể bỏ qua

Ăn tỏi có tác dụng gì? Những lợi ích không thể bỏ qua

Đối với người dân Việt Nam, tỏi từ lâu đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trị cảm lạnh và cảm cúm và rất nhiều bệnh lý khác. Để tìm hiểu chi tiết ăn tỏi có tác dụng gì, cùng Chako tham khảo qua bài viết dưới đây.

Thành phần của tỏi

Tỏi là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu trong 100g tỏi có chứa đến 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và rất nhiều dưỡng chất khác như vitamin nhóm B, canxi, sắt, kali, mangan, magie, photpho,…

Thành phần của tỏi
Thành phần của tỏi

Thành phần công hiệu chính của tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng gemmanium và selen cao, hàm lượng gemanium trong tỏi còn cao hơn cả các dược liệu như trà xanh, nhân xâm, trà đỏ,…

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Bên trong tỏi tươi không có allicin tự do mà chỉ có tiền chất là alliin. Khi băm nhuyễn tỏi, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ biến alliin thành allicin.

Ăn tỏi có tác dụng gì

Tỏi có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt là khi ăn sống.

Ăn tỏi có tác dụng gì?
Ăn tỏi có tác dụng gì?

Trị cảm cúm

Ăn tỏi sống có thể giúp cho cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường nhờ tính sát khuẩn của nó. Hơn nữa, tính ấm của tỏi còn có khả năng khử hàn ẩm, loại trừ các tác nhân gây ho.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, Allicin có trong tỏi cũng giúp trị cảm cúm hiệu quả. Chất này giúp làm giảm nghẹt mũi, long đờm, giảm ho và làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu, dễ thở hơn. Vì thế, vào thời điểm bị cúm, lấy một nhánh tỏi sống để ăn sẽ giúp giảm ho và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó cơ thể sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Ăn tỏi có tác dụng gì với xương khớp

Trong tỏi có chứa vitamin C, B6, kẽm, mangan,..những chất này đều là dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của xương khớp. Hơn nữa, enzyme, lượng mangan cao và chất chống oxy hóa có trong tỏi còn giúp cho sự hình thành, hấp thụ canxi, chuyển hóa xương rất tốt. Đối với những người bị đau nhức xương khớp thì dùng tỏi giảm đau bằng cách ăn tỏi sống là cách rất tốt.

Tham khảo  BẢN TIN SỐNG KHỎE 365 CHIA SẺ VỀ CÔNG DỤNG CỦA VIÊN KHỚP CHAKO TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP
tỏi phòng ngừa bệnh xương khớp
Tỏi phòng ngừa bệnh xương khớp

Phòng ngừa – Hỗ trợ điều trị ung thư


Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng tốt cho việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi giúp ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng ,chất gây ung thư cho cơ thể.

Đồng thời, germanium và selen trong tỏi còn giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả.

ăn tỏi có tác dụng gì cho khả năng hỗ trợ điều trị ung thư? Các hoạt chất bên trong tỏi có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u lên tới 50%. Tỏi còn có công dụng ngăn ngừa và hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của những loại ung thư như : Ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư bàng quan, ung thư tiền liệt tuyến.

Tham khảo thêm: https://chako.vn/an-la-lot-co-tac-dung-gi-la-lot-tri-benh-gi/

Hạ huyết áp

Khi hỏi ăn tỏi có tác dụng gì thì không thể bỏ qua vai trò hạ huyết áp của nó. Các hoạt chất có trong nó làm giảm huyết áp gần giống với các loại thuốc chuyên dùng để điều trị căn bệnh này. Đặc biệt Allicin có trong tỏi cũng đảm nhận tốt vai trò đó. Vì thế, muốn điều trị cao huyết áp thì ăn tỏi sống mỗi ngày là phương pháp hiệu quả.

Ăn tỏi hỗ trợ bệnh tim
Ăn tỏi hỗ trợ bệnh tim

Ngăn ngừa bệnh tim

Khi cơ thể tăng cholesterol xấu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời tạo cơ hội cho chất béo phát triển, lắng đọng trong mạch máu. Hậu quả đó là gây suy giảm lưu lượng máu và sinh đột quỵ.

Tỏi có khả năng làm giảm cholesterol xấu từ 10 – 15% nên nó cũng sẽ giảm nguy cơ mắc tinh mạch. Bên cạnh đó, đặc tính chống đông của tỏi còn giúp giảm đau tim và nguy cơ xuất huyết não.

Tham khảo  Bệnh gout nên kiêng gì? Thuốc chữa gout hiệu quả nhất

Ăn tỏi sống như thế nào đúng và hiệu quả?

Thắc mắc ăn tỏi có tác dụng gì đã được giải đáp, có thể nói những lợi ích của nó là không thể chối cãi. Tuy nhiên, ăn sao cho đúng, đạt hiệu quả là điều cần biết. Nếu ăn quá nhiều tỏi sống sẽ làm kích thích trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và gây viêm dạ dày.

Ăn tỏi sống như thế nào đúng và hiệu quả?
Ăn tỏi sống như thế nào đúng và hiệu quả?

Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí từ 10 -15 phút mới ăn. Nguyên nhân là do trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi tỏi được băm nhuyễn và đem đi nấu thì mới phóng thích ra allicin. Còn nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn thì hàm lượng allicin còn lại là 60%. Vì thế để thu được hiệu quả, bạn nên ăn tỏi băm nhuyễn.
Có thể ăn tỏi ngâm với dấm
Không nên ăn tỏi lúc đói bởi nó có tính phân hủy và kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột.
Người có bệnh liên quan đến mắt, thị lực yếu không nên ăn nhiều tỏi bởi nó có thể kích thích mắt, dễ gây viêm kết mạc mắt, viêm bầu mắt.
Không ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy
Không ăn tỏi với các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm
Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi bởi tỏi có tính nóng, cay, làm nóng gan và gây tổn thương cho gan.
Người có thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi vì ăn nhiều sẽ làm tiêu tán khí khuyết, hao máu, sinh đờm.

Kết luận

Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trên đây bạn đã biết ” ăn tỏi có tác dụng gì?” và làm thế nào để phát huy được tối đa công dụng của tỏi. Hãy áp dụng để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *