Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta mắc các bệnh về xương khớp. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện cụ thể nên mọi người thường chỉ phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Chính vì vậy, đo loãng xương là làm việc làm vô cùng cần thiết để biết được mình có bị loãng xương hay không. Vậy có những phương pháp đo loãng xương nào? Chi phí đo loãng xương tại các bệnh viện hiện nay là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Triệu chứng của bệnh loãng xương
Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải đo loãng xương” hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh loãng xương. Nắm rõ những triệu chứng này sẽ giúp bệnh nhân sớm phát hiện bệnh đồng thời tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Phần lớn người bệnh không hề biết mình mắc loãng xương, chỉ đến khi bước sang giai đoạn muộn khi xương trở nên yếu đi thì những triệu chứng mới rõ ràng hơn.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh:
- Mật độ xương giảm khiến cho phần cột sống của người bệnh bị giảm xuống gây ra những cơn đau lưng và dáng đi của người bệnh cũng thay đổi, hơi gù, lưng hơi cong và chiều cao bị giảm đi. Hầu hết người loãng xương đều sẽ gặp những cơn đau nhức ở phần đầu xương. Cơn đau này giống như cảm giác bị kim chích ở khắp người, rất khó chịu và mệt mỏi, cảm giác mỏi tăng lên ở các vùng xương dài.
- Những vùng thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ các hoạt động của cơ thể như là vùng cột sống, thắt lưng, xương hông, đầu gối sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, thường xuyên và kéo dài. Những cơn đau này sẽ lặp lại nhiều lần và khi người bệnh vận động thì mức độ đau sẽ tăng lên, khi nghỉ ngơi sẽ cảm thấy đỡ đau hơn.
- Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói khi thay đổi tư thế đột ngột. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau ở hai bên liên sườn, dây thần kinh tọa và dây thần kinh đùi. Gặp khó khăn khi xoay hoặc cúi người.
- Khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh loãng xương sẽ rất dễ bị gãy xương dù chỉ là những va đập nhẹ.
- Những người trung tuổi hoặc cao tuổi bị loãng xương thường đi kèm với một bệnh như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hoá khớp,…
Tại sao cần đo loãng xương?
Bệnh loãng xương rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh chỉ dễ dàng nhận thấy bệnh khi bệnh đã để lại những biến chứng trên cơ thể. Chính vì vậy, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đánh giá mật độ xương bằng cách sử dụng máy đo loãng xương vị trí cột sống thắt lưng hay cổ xương đùi hoặc cổ tay. Phương pháp này không gây đau cho người bệnh, thực hiện rất nhanh chóng trong khoảng 20 phút và mang lại kết quả chính xác.
Đo loãng xương chính là đo mật độ Canxi có trong xương bằng nhiều cách thức khác nhau. Mật độ Canxi trong xương phản ánh mức độ dẻo dai của hệ cơ xương khớp trên cơ thể. Mật độ xương đạt đỉnh khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành, đồng nghĩa với hệ xương chắc khỏe, dày, dẻo dai, vận động linh hoạt. Tuy vậy, mật độ xương của mỗi người được dùng để phản ánh quá trình mất chất khoáng (một trong những quá trình của lão hóa), khi mà tỷ lệ tạo cốt bào bị lấn át bởi hủy cốt bào. Xương dần mỏng đi khi tuổi càng cao, khối lượng xương giảm, suy yếu. Quá trình khoáng hóa kéo dài mà không có giải pháp ngăn chặn sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.
Cũng chính bởi vậy, việc đo loãng xương ngay từ sớm sẽ giúp sớm phát hiện ra tình trạng bệnh, để “đón đầu” quá trình mất khoáng do tuổi tác hoặc do các bệnh lý, lao động vất vả, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, từ đó có những giải pháp làm chậm quá trình loãng xương.
Có những phương pháp đo loãng xương nào?
Hiện nay, có chủ yếu 3 phương pháp đo loãng xương phổ biến như:
- Đo loãng xương theo WHO: phương pháp này đo sẽ lấy theo tiêu chuẩn của WHO, mật độ dựa trên chỉ số T – score của WHO.
- Đo loãng xương bằng phương pháp siêu âm: sử dụng chùm tia siêu âm chiếu qua vùng xương được đo để xác định mật độ xương.
- Đo mật độ xương theo phương pháp DEXA: sử dụng tia X có nguồn năng lượng thấp an toàn với người đo để chiếu xuyên qua xương, áp dụng chủ yếu ở háng và cột sống.
Khi nào cần đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương?
Loãng xương là hiện tượng mật độ Canxi trong xương bị thiếu hụt. Bệnh hình thành do sự rối loạn chuyển hóa của xương, thay đổi cấu trúc khiến cho xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Loãng xương diễn biến âm thầm đến mức khi thấy được biểu hiện lâm sàng, thì cơ thể bị mất trên 30% khối lượng xương và đã có biến chứng như đau cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, gãy xương, biến dạng lồng ngực, giảm khả năng vận động …
Để biết được rốt cuộc mình có mắc bệnh loãng xương hay không thì phương pháp đo loãng xương được coi là một giải pháp hữu hiệu, đem lại kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, khi nào cần đo mật độ xương?
Theo như nghiên cứu, cứ 5 người phụ nữ thì có tới 3 người mắc chứng loãng xương sau tuổi 50. Như vậy, bệnh thường diễn ra nhiều hơn ở độ tuổi trung niên. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và đã mãn kinh nên được kiểm tra mật độ xương ở độ tuổi từ 40 – 45 và việc đo loãng xương ở nam giới nên đo ở độ tuổi 50 – 60. Để chẩn đoán loãng xương là đo mật độ xương ở hai vị trí là cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, cho phép chẩn đoán loãng xương ở giai đoạn sớm, tiến hành trước khi chưa có những biến chứng nặng nề như gãy xương hoặc tàn phế thì lúc đó đã quá muộn.
Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ sớm!
Đo mật độ xương là cách tốt nhất giúp người bệnh phòng ngừa bệnh từ sớm. Phát hiện sớm bệnh cùng với một biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh để lại. Để phòng ngừa đúng bệnh và đạt hiệu quả cao, người bệnh nên đi mật độ xương theo định kỳ 6 tháng/ lần (ở nữ 40-45 tuổi; nam 50-60 tuổi). Nếu có dấu hiệu đau nhức xương, mỏi khớp hoặc dễ bị chấn thương do va chạm nhẹ, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Ngoài việc cần phải đo mật độ xương từ sớm, người bệnh cũng nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết vào cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo Canxi, giúp hệ xương dẻo dai hơn. Vì vậy, nguyên tắc khi dùng canxi thì người bệnh nên sử dụng kèm theo vitamin D3 giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu nuôi dưỡng các tế bào.
Chi phí đo loãng xương tại một số bệnh viện hiện nay
Hiện nay, bất cứ một bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa nào về xương khớp cũng có thể thực hiện đo loãng xương. Dưới đây là bảng chi phí đo loãng xương tại một số bệnh viện tại cơ sở phía Bắc mà người bệnh có thể tham khảo:
Bệnh viện | Vị trí | Chi phí |
Bệnh viện Việt Đức | Đo mật độ xương 3 vị trí | 450.000 đồng |
Bệnh viện Hồng Phát | Đo mật độ xương 3 vị trí | 350.000 đồng |
Bệnh viện Thu Cúc | Đo gót chân | 1 bên: 100.000 đồng2 bên: 200.000 đồng |
Đo mật độ xương 2 vị trí | 270.000 đồng |
Hướng dẫn cách giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương
Bên cạnh việc chủ động đo loãng xương định kỳ, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương như:
Thường xuyên luyện tập thể thao
Ngoài đo loãng xương từ sớm, việc vận động luôn luôn được các chuyên gia xương khớp khuyến khích bệnh nhân thực hiện. Ít vận động là nguyên nhân khiến mật độ xương giảm nhanh hơn. Vì thế mỗi ngày bạn nên dành một ít thời gian để thực hiện những bài tập đơn giản, phù hợp với bản thân. Những bài tập như đi bộ, đạp xe… rất tốt trong việc rèn luyện sức bền, đồng thời tái tạo tế bào xương nhanh hơn, nhờ đó làm chậm quá trình loãng xương.
Duy trì cân nặng ở mức ổn định
Tình trạng thừa cân hay thiếu cân đều ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp của bạn. Chính vì vậy, việc duy trì một cân nặng ổn định sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị loãng xương. Thay vì cố gắng giảm cân một cách đột ngột, bạn hãy giảm cân một cách từ từ. Nếu muốn giảm cân an toàn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh việc bị loãng xương và suy nhược cơ thể do hấp thụ không đủ dưỡng chất.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Xương luôn cần những dưỡng chất cần thiết để tái tạo và phát triển. Ngoài việc đo loãng xương, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đạm, canxi và vitamin D là những loại dưỡng chất cần thiết trong việc phòng chống loãng xương. Tùy theo thể trạng bản thân, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất trên thông qua các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa,… hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Ngoài việc đo loãng xương, người bệnh cũng có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:
- Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp đo loãng xương
- Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
- Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:
- Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
- Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
- Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.
Kết luận
Đo loãng xương là một trong những biện pháp giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương, từ đó đưa ra được liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp về cách đo loãng xương và hướng dẫn bệnh phòng loãng xương. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia xương khớp của Chako theo số Hotline: 0789.445.888 để được tư vấn và nhận phác đồ điều trị hiệu quả nhất.