Đau khớp ngón tay tuy không phải là căn bệnh xa lạ nhưng rất nhiều thường nhầm lẫn căn bệnh này với một số loại bệnh khác như viêm khớp, thoái hóa khớp bàn tay. Vậy đau khớp ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Đau khớp ngón tay là bệnh gì?
Đau khớp ngón tay là hiện tượng các khớp trên bàn tay bị tổn thương, sụn khớp bị bào mỏng, hai đầu xương dưới sụn va vào nhau hình thành các cơn đau bất ngờ. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vùng khớp nào trên bàn tay, phổ biến nhất là đầu ngón tay và khớp nối giữa các ngón tay. Đó có thể đau ngón cái, viêm khớp ngón tay trỏ, đau khớp ngón áp út,…
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay là gì?
Bệnh lý này có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể thể bắt đầu với từng ngón tay như đau nhức khớp ngón tay cái, đau khớp ngón trỏ, bị đau khớp ngón giữa hay đau khớp ngón út. Đau còn kèm theo bị sưng khớp ngón tay làm người bệnh khó cầm nắm hay cử động bàn tay, ngón tay. Dưới đây là những bệnh lý có thể làm bạn bị đau nhức khớp ngón tay.
Chấn thương
Những chấn thương để lại trong quá trình lao động, tập luyện thể dục thể thao như: trật khớp, gãy tay.. cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Chấn thương sẽ gây ảnh hưởng tới bất kỳ khớp ngón tay nào, thậm chí cả khi không trực tiếp tác động đến sụn khớp nó cũng có thể làm thay đổi hoạt động của khớp.
Tính chất công việc
Một số nghề nghiệp có tính chất đặc thù thường xuyên phải sử dụng tới bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài khiến cho các khớp ở vị trí này phải hoạt động quá tải, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm đau khớp ngón tay. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, stress, môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh,… cũng là những yếu tố tiềm tàng có thể gây bệnh.
Đau khớp ngón tay do thoái hóa
Nhắc đến nguyên nhân gây ra căn bệnh này không thể nào không nhắc tới thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.
Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Thêm vào đó, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.
Đau khớp ngón tay do viêm đa khớp
Ngoài nguyên nhân do xương khớp bị thoái hóa thì viêm đa khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau khớp ngón tay. Lúc này, các khớp ngón tay bị sưng tấy, ấn vào rất đau, hai bàn tay run rẩy không thể cầm nắm như bình thường.
Thiếu hụt canxi
Canxi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển hệ xương khớp. Vì vậy, khi lượng Canxi trong cơ thể không đủ để cung cấp cho cơ thể sẽ khiến cho xương khớp không phát triển và tái tạo được, lâu ngày dẫn tới thoái hóa, thương tổn nhất định. Sự thiếu hụt canxi cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là ở những người cao tuổi, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xuất phát do những chấn thương trong quá trình lao động do làm việc quá sức, tổn thương trong quá trình sinh hoạt hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường cũng có thể gây đau nhức các khớp ngón tay.
Tuổi tác
Khi con người bước qua tuổi trung niên cũng đồng nghĩa với việc cơ thể ngày càng rơi nhanh vào giai đoạn thoái hóa. Theo đó, hệ xương khớp nói chung và các khớp ngón tay nói riêng cũng theo đó mà suy yếu dần. Điển hình của thoái hóa khớp là sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn tại bàn tay, ngón tay.
Đặc biệt, ở nữ giới sự tổn thương của bộ đôi sụn khớp và xương dưới sụn diễn ra nhanh hơn so với nam giới. Bởi vì sự rối loạn các hormone sinh dục nữ, cộng với việc thường xuyên sử dụng đôi tay để làm các công việc nội trợ như giặt giũ, nấu ăn,… khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn, cùng lúc ấy xương dưới sụn cũng bị tổn thương và bị biến đổi cấu trúc.
Triệu chứng của bệnh đau khớp ngón tay
Các triệu chứng của bệnh thường diễn tiến từ từ, tăng dần theo mức độ, tần suất. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh đặc trưng:
Đau khớp
Sụn khớp bị bào mòn khiến cho các đầu xương tỳ trực tiếp vào nhau gây đau khớp cổ tay, ngón tay. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm.
Cứng khớp
Người bệnh có cảm giác cứng ở khớp ngón tay vào buổi sáng khi thức dậy. Ngón tay thường không duỗi thẳng được và rất khó thực hiện động tác cầm nắm.
Sưng khớp
Bệnh thường xuất hiện sưng khớp ngón tay. Triệu chứng viêm đau kèm theo cứng và sưng khớp ngón tay sẽ có tính chất đối xứng nếu nguyên nhân bắt nguồn từ viêm khớp dạng thấp.
Nóng và đỏ da
Vùng khớp bị sưng viêm có thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ, sờ vào thấy ấm. Triệu chứng này cảnh báo tình trạng viêm đã trở nên trầm trọng.
Xuất hiện nốt sần hay khối u nhỏ
Những nốt sần hay khối u nhỏ cũng thường xuất hiện xung quanh đốt ngón tay của người bệnh. Đó có thể là nốt Heberden – xuất hiện quanh các đốt xa xương bàn tay hoặc nốt Bouchard – quanh các đốt gần xương bàn tay. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn gặp phải những triệu chứng như: sốt nhẹ, chân tay ra nhiều mồ hôi, tê bì, mệt mỏi, trì trệ, suy nhược,…
Biến chứng của bệnh đau khớp ngón tay là gì?
Đau khớp ngón tay có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Cụ thể, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như: biến dạng bàn tay, teo cơ, mất chức năng vận động tạm thời hoặc tàn phế suốt đời.
Đối tượng có nguy cơ bị mắc đau khớp ngón tay
Một số đối tượng thường có khả năng mắc phải loại bệnh lý này cao hơn so với thông thường do đặc điểm về giới tính, độ tuổi cũng như đặc thù nghề nghiệp. Cụ thể:
- Theo như nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh này thường cao hơn so với nam giới.
- Những người thừa cân, béo phì cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
- Người đã từng bị gãy xương, bong gân.
- Người hơn 40 tuổi.
- Những người thường xuyên sử dụng ngón tay để đánh máy như dân văn phòng hoặc những người dùng cổ tay để bê vác như người lao động chân tay.
Bệnh có thể xảy ra trên bất kỳ một đối tượng nào. Chính vì vậy, khi nhận thấy một số biểu hiện đau bất thường tại các khớp ngón tay, người bệnh nên tới các cơ sở thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.
Đau khớp ngón tay cần phải đi khám bác sĩ khi nào?
Đau khớp ngón tay là căn bệnh khá phổ biến. Cũng chính vì vậy mà có rất nhiều người chủ quan khi mắc phải căn bệnh này dẫn tới bệnh ngày càng trầm trọng. Vậy, khi mắc phải chứng bệnh này, khi nào nên đi khám bác sĩ?
- Khi các cơn đau ngày càng trở nên trầm trọng, thời gian kéo dài liên tục ở một tuần
- Các ngón tay cứng và tê nhiều, cảm giác yếu không có lực
- Cơn đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
Các bệnh xương khớp thường khá phức tạp nếu như không được phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời. Nếu không chữa trị, bạn có thể bỏ qua thời điểm tốt nhất để khống chế bệnh. Do đó khi có dấu hiệu bất thường về khớp, bạn đọc nên đến những cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để có chẩn đoán chính xác.
Các phương pháp điều trị bệnh đau khớp ngón tay
Điều trị bằng thuốc Tây
Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc khác nhau. Thông thường, nếu sử dụng thuốc Tây để trị bệnh sẽ có những loại sau:
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da: diclofenac hoặc capsaicin
- Thuốc giảm đau: acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin IB)…
- Thuốc tiêm Cortisone: Đây là loại thuốc kháng viêm rất mạnh. Khi tiêm thuốc này vào khớp ngón tay nó sẽ giúp giảm đau trong vài tuần đến vài tháng.
Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ gây hại cho gan, thận và ít có khả năng phục hồi sụn khớp nên viêm khớp ngón tay dễ tái phát.
Bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Các loại thuốc này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, an toàn, lành tính, dễ thực hiện lại đem lại hiệu quả, các bài thuốc dân gian là phương pháp được nhiều người lựa chọn.
Nẹp cố định
Việc nẹp cố định ngón tay có thể giúp giảm đau, định vị đúng khớp, giúp khớp được nghỉ ngơi. Bạn có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo cả ngày nếu không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.
Hướng dẫn phòng ngừa đau khớp ngón tay
Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như bạn tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh liên quan tới xương khớp. Chính vì vậy, việc nạp vào cơ thể những dưỡng chất tốt sẽ giúp bạn hạn chế các cơn đau do bệnh gây ra:
- Ngoài việc bổ sung thêm các thực phẩm có chứa Canxi thì bạn cũng nên nhiều rau xanh, hoa quả đặc biệt là các loại rau xanh họ cải như: bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt,…
- Hạn chế thực phẩm giàu đạm, đồ ăn cay.
- Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Cơ thể sau một ngày dài hoạt động cần được nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng đồng thời tái tạo lại sức sống và trao đổi các quá trình cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, hãy:
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên để bàn tay làm việc quá nhiều, mang vác vật nặng.
- Đối với những người thường xuyên làm việc với máy tính nên có thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao đúng cách luôn là một trong những biện pháp được đông đảo các chuyên gia, bác sĩ xương khớp khuyến khích thực hiện trong quá trình trị bệnh. Các bài tập giúp rèn luyện bàn tay, cơ bàn tay với cường độ vừa phải sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cho bàn tay của bạn, hạn chế các loại bệnh liên quan tới thoái hóa, viêm…
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:
- Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
- Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
- Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:
- Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
- Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
- Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.
Kết luận
Đau khớp ngón tay là dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp nhưng nhiều người lại chủ quan khi mắc phải căn bệnh này, không chịu chữa trị từ đó để lại nhiều biến chứng cho cơ thể. Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên tới cơ sở thăm khám gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, tránh bỏ qua thời điểm tốt nhất để khống chế bệnh. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số Hotline: 0789.445.888 để được tư vấn sức khỏe hoàn toàn miễn phí.