Khô khớp gối nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn uống giúp tạo dịch khớp

Khô khớp gối nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn uống giúp tạo dịch khớp

Khớp gối bị đau, cứng khớp là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Các triệu chứng này đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung và cao niên mà còn lấn dần sang người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị, khớp gối bị khô có nguy cơ bị biến dạng nghiêm trọng, dễ tàn tật. Có nhiều tác nhân gây ra khô khớp, trong bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp các nguyên nhân, triệu chứng của khô khớp gối cùng những biện pháp có thể thực hiện nhằm kiểm soát diễn tiến và ngăn ngừa bệnh.

Khô khớp gối là bệnh gì?

Khô khớp gối là hiện tượng phần khớp gối thiếu chất nhờn, không được bôi trơn dẫn đến khó khăn trong khi vận động. Người bị khô khớp gối thường phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi vận động (đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, chạy nhảy), kèm theo cơn đau nhức kéo dài, chân luôn có cảm giác mệt mỏi, đôi khi lại mất cảm giác.

Khô khớp gối là bệnh gì?
Khô khớp gối là bệnh gì?

Đối tượng thường bị khô khớp gối

Một số đối tượng có nguy cơ mắc khô khớp gối cao hơn so với bình thường đó là:

  • Người có độ tuổi từ 60 trở nên, đang mắc bệnh thoái hóa xương khớp
  • Người có đặc thù nghề nghiệp riêng biệt như: dân văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động. Hay người thường xuyên phải lao động trong môi trường nặng nhọc bưng bê, mang vác vật nặng dẫn đến mòn sụn khớp.
  • Người thừa cân, béo phì gây tổn thương khớp gối do phải chịu lực lớn.
  • Người gặp các vấn đề: viêm khớp gối, trật khớp gối (do chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn), đau đầu gối.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích (uống rượu bia, hút thuốc lá) hoặc ăn uống thiếu chất cần thiết (canxi, sắt, magie, kali…) dễ gây tổn thương xương khớp.

Nguyên nhân gây khô khớp gối là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân tác động gây ra bệnh khô khớp gối. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chủ yếu mà người bệnh cần chú ý bao gồm những yếu tố sau:

Tổn thương sụn và xương dưới sụn

Những chấn thương để lại trong khi làm việc, chơi thể thao nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại những thương tổn nhất định cho xương khớp, khiến cho sụn và xương dưới sụn bị mòn mỏng, mất độ đàn hồi. Sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, suy giảm cả về chất lượng và số lượng là một trong những nguyên nhân chính khiến khớp bị khô.

Theo thời gian, hoạt động của xương khớp không còn được trơn tru kéo theo sự tiết dịch khớp suy giảm, thế nên khớp bị khô, đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức. Vì vậy, để điều trị dứt điểm chứng khô khớp gối, chúng ta cần tái tạo và phục hồi phần sụn, xương dưới sụn bị hư tổn.

Lão hóa

Quá trình lão hóa khiến cho việc tiết dịch nhờn cho hệ xương khớp bị giảm đi, gây ra nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó có bệnh khô khớp gối. Khi dịch khớp tiết ra không đủ để bôi trơn sụn sẽ làm gia tăng mức độ cọ xát 2 đầu xương khiến cho khớp bị khô và đau nhức khi vận động.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Việc ăn uống và sống không theo một chế độ hợp lý khoa học sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu chất. Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ không thể tái tạo những dưỡng chất cần thiết đi nuôi cơ thể. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu hụt nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin, sắt, Collagen… sẽ làm giảm mật độ xương và chất lượng sụn khiến xương khớp dễ bị tổn thương, gia tăng bệnh lý xương khớp, bao gồm tình trạng khô khớp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp và cản trở quá trình tiết dịch khớp làm cho khớp bị khô.

Tham khảo  Tại sao phải đo loãng xương? Phương pháp và Chi phí đo loãng xương
Nguyên nhân gây khô khớp gối là gì?
Nguyên nhân gây khô khớp gối là gì?

Tác dụng phụ của thuốc

Khô khớp gối cũng có thể bị hình thành do việc sử dụng thuốc uống bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ sau đó bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Sử dụng thuốc không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp, trong đó có hiện tượng khô khớp.

Lười vận động

Khô khớp gối cũng có thể xảy ra ở người trẻ, nguyên nhân chủ yếu cũng là do tình trạng lười vận động. Không chịu vận động khiến cho hệ cơ xương khớp trở nên lỏng lẻo và yếu ớt. Theo thời gian, các chức năng vận động của khớp bị suy giảm, dịch khớp tiết ra ít hơn làm cho khớp khô và căng cứng.

Ngoài ra thì, một số trường hợp khi vận động quá mức, béo phì và tư thế ngồi, tư thế ngủ sai cách tạo áp lực lên hệ xương khớp cũng là lý do khiến khớp bị khô. 

Dấu hiệu chứng khô khớp gối

Vào những giai đoạn đầu của bệnh, sẽ rất khó để có thể phát hiện ra những triệu chứng rõ ràng. Nhưng nếu chú ý, bạn vẫn có thể nhận thấy bệnh thông qua một số những triệu chứng bất thường như: 

  • Khớp gối bị cứng, khô, đau nhức. Cơn đau tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thay đổi tư thế vận động đột ngột. 
  • Thường kèm theo hiện tượng sưng tấy và nóng đỏ (không phải tất cả trường hợp đều xuất hiện những dấu hiệu này).
  • Khớp gối bị căng cứng, khó co duỗi vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc thời tiết thay đổi.
  • Khớp gối phát ra âm thanh răng rắc khi di chuyển, nhất là lúc leo cầu thang.

Nếu như bạn có thể cảm thấy rõ ràng những dấu hiệu trên thì chứng tỏ bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, có nguy cơ để lại biến chứng cao, rất có thể sẽ trở thành bệnh mãn tính. Chính bởi vậy, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để chặn đứt khô khớp, đảm bảo độ dẻo dai và vững chắc cho xương khớp gối.

Khô khớp gối nguy hiểm như thế nào?

Khô khớp gối không gây nguy hiểm tới tính mạnh nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đồng thời gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng vận động của bệnh nhân. Bạn thử tưởng tượng, mỗi ngày tỉnh dậy với cơn đau âm ỉ và đầu gối căng cứng, phải xoay sở mãi mới có thể xuống giường và đi lại bình thường thì cảm giác sẽ ra sao? Di chuyển khó khăn, sức khỏe suy giảm và tâm trạng khó chịu là những ảnh hưởng tiêu cực đầu tiên do chứng khô khớp gây ra.

Không dừng lại ở đó, khô khớp gối nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương nhất định. Cụ thể, bệnh sẽ gây teo cơ và biến dạng khớp khiến cho đôi chân bị cong vẹo, đi đứng tập tễnh. Mức độ nguy hiểm nhất của khô khớp gối là cứng (liệt) khớp gối – Di chứng không thể phục hồi khiến người bệnh mất đi khả năng vận động ở 1 bên chân hoặc cả 2 chân.

Tham khảo  Bị đau lưng giữa và cách điều trị hiệu quả
Khô khớp gối nguy hiểm như thế nào?
Khô khớp gối nguy hiểm như thế nào?

Khớp gối bị khô: Khi nào cần đi khám?

Việc thăm khám định kỳ và thường xuyên sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Bạn nên thu xếp đến phòng khám càng sớm càng tốt nếu có chấn thương ở đầu gối, đầu gối không giảm đau sau nghỉ ngơi và kèm theo các triệu chứng khác như đau, sưng, có âm thanh khi vận động. Điều trị kịp thời sẽ giúp đầu gối giảm nguy cơ tổn thương thêm.

Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân khô khớp gối và lập phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn sớm quay trở về nhịp sinh hoạt thường ngày. Một số phương pháp chẩn đoán là kiểm tra thể chất, xét nghiệm hình ảnh học như chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ vật lý trị liệu và bác sĩ cơ xương khớp sẽ phối hợp điều trị cho người bệnh. Nếu có chỉ định phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

Cách điều trị khô khớp gối hiệu quả

Có rất nhiều cách điều trị khô khớp gối đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà mà vẫn đem lại hiệu quả tích cực. Phương pháp điều trị khớp gối bị khô sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân. Nếu do chấn thương nhẹ và mới xảy ra, các phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm đau và cứng khớp cho đến khi vết thương lành, hạn chế tình trạng khô khớp về sau:

Nằm nghỉ ngơi

Khi bị khô khớp gối hãy cố gắng hạn chế hoạt động nhất có thể, đặc biệt là những công việc yêu cầu một tư thế cố định lâu dài. Bạn không nên cố gắng làm việc mà hãy nằm nghỉ ngơi để vùng đầu gối được thư giãn. 

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng bị đau sẽ giúp giảm các cơn đau khá hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện chườm trong vòng 24 giờ đầu bị khô khớp gối sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Đeo nẹp

Việc nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm đau, định vị đúng khớp, giúp khớp được nghỉ ngơi, giúp ngăn ngừa chấn thương thêm. Bạn có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo cả ngày nếu không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.

Dùng thuốc phục hồi khớp bị tổn thương

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc khác nhau. Thông thường, nếu sử dụng thuốc Tây để trị bệnh sẽ có những loại sau: Thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm đau, thuốc tiêm… Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ gây hại cho gan, thận và ít có khả năng phục hồi sụn khớp nên dễ tái phát.

Người bệnh khô khớp gối nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu canxi

Canxi là một trong những hoạt chất quan trọng nhất cấu thành nên hệ xương khớp. Chính vì vậy, khi mắc phải các bệnh lý liên quan tới xương khớp thì việc bổ sung Canxi là không thể bỏ qua. Chúng ta đều hiểu rằng canxi là một khoáng chất thiết yếu không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì sự bền vững của xương khớp.

Tham khảo  Bệnh viêm đa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị viêm đa khớp tại nhà

Việc thiếu hụt canxi làm cho xương yếu đi và dễ bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài gây các bệnh về khớp. Cung cấp các thực phẩm giàu canxi là việc rất quan trọng với bệnh nhân bị khô khớp gối. Canxi thường có nhiều trong các loại thực phẩm như: sữa và các sản phẩm từ sữa, bông cải xanh, hải sản, xương động vật,…

Các thực phẩm giàu vitamin D

Việc bổ sung Vitamin D cũng vô cùng quan trọng. Bởi Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa Canxi hiệu quả, vì vậy bổ sung vitamin D quan trọng không kém việc bổ sung canxi. Ngoài ra, vitamin D còn được chứng minh là làm chậm quá trình tiến triển của bệnh khô khớp gối. Thực phẩm bổ sung vitamin D bao gồm : tôm cá, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, …

Thực phẩm giàu Omega-3

Theo như nghiên cứu đã nhận định, Omega – 3 là một dưỡng chất có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Không những vậy, hoạt chất này còn có khả năng giảm đau có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh khô khớp gối, tác dụng làm giảm triệu chứng đồng thời ngăn cản sự tiến triển của bệnh. Các thực phẩm giàu omega-3 có thể kể đến như: đậu nành, cải bắp, cải bó xôi, cá hồi, cá trích, cá ngừ, các loại hạt,…

Các loại rau củ trái cây

Các loại rau củ quả luôn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Các chuyên gia, bác sĩ cũng đã nhận định: Các loại rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, trong khi đó trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ xương khớp khỏi sự thoái hóa, giảm sự tiến triển của bệnh khô khớp, cải thiện tình trạng của bệnh. Hãy bổ sung thêm các loại rau củ trái cây trong bữa ăn hằng ngày của bạn như: cam, bưởi, kiwi,…

Uống nhiều nước

Cơ thể chúng ta có tới 70% là nước. Nếu cơ thể bị mất nước có thể gây ảnh hưởng tới hệ cơ xương khớp. Uống nhiều nước giúp cơ thể được thanh lọc, giải độc tố, đào thải các yếu tố có khả năng gây bệnh. Nước cũng là thành phần cấu tạo nên lớp dịch giữa các sụn khớp trong cơ thể.

Trong đó, chúng giúp thanh lọc các dịch khớp, màng hoạt dịch loại bỏ các chất gây viêm, bôi trơn các khớp sụn, giảm ma sát, bảo vệ khớp giảm khả năng gây ra khô khớp gối. Nên luyện tập cho mình thói quen uống nhiều nước, hành động tuy nhỏ này không chỉ giúp bảo vệ xương khớp mà còn giúp bạn tránh xa khỏi nguy cơ bệnh tật.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Chako cung cấp tới người đọc về bệnh khô khớp gối. Hy vọng với những thông tin này, người đọc có thể hiểu hơn về bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số hotline: 0789.445.888 để được tư vấn sức khỏe hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *