Đau vai gáy có nguy hiểm không? Mẹo chữa và Bài tập giảm đau vai gáy

Đau vai gáy có nguy hiểm không? Mẹo chữa và Bài tập giảm đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh dễ gặp ở người lớn tuổi. Bệnh này không những gây đau, nhức mỏi quanh vùng vai gáy mà để lâu ngày còn khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, trầm cảm… Vậy đâu mới là nguyên nhân chính gây bệnh đau vai gáy và cách phòng tránh bệnh hiệu quả ngay tại nhà như thế nào? Hãy cùng Chako tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Đau vai gáy là bệnh gì?

Chứng đau vai gáy là hiện tượng vùng cơ vai gáy bị đau, co cứng, gây khó khăn khi vận động quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng, ngay khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thực chất có thể coi đây là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, song tất cả đều khiến cho bệnh nhân bị đau cơ ở vùng vai gáy cùng hạn chế vận động vùng vai và cổ. Người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được những cơn đau đầu tiên do bệnh gây ra ở vùng lưng trên, vai và cổ. Ban đầu, bệnh nhân sẽ chỉ cảm nhận được những cơn đau nhẹ, nhức mỏi vùng vai gáy, quay đầu không được linh hoạt, có thể nghiêng sang hai bên nhưng không quay được về đằng sau. Khi bệnh diễn biến lâu ngày, vùng vai gáy có thể bị thoái hóa, các cơn đau kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh.

Triệu chứng gây bệnh đau vai gáy

Khi các cơ bị co cứng cục bộ và đột ngột, chúng gây rối loạn thần kinh cơ và gây nên hội chứng của bệnh. Những cơn đau gây nhức mỏi và tê bì vùng cổ, vùng vai gáy. Cơn đau tăng nặng và lúc vừa ngủ dậy hoặc trong khi làm việc. Những người thường xuyên phải cúi đọc văn bản, đánh máy tính,… hoặc người ngồi làm việc sai tư thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, những đối tượng như người cao tuổi, vận động viên, dân văn phòng, người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên bê vác,… rất dễ mắc phải căn bệnh này. Những đối tượng này có thể nhận biết bệnh thông qua những cơn đau đầu vai gáy kéo dài, cứng cổ, đau cổ. Bệnh để lâu ngày có thể biến chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Bên cạnh những biểu hiện trên, người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng khác như:

  • Đau ở vùng cổ, bả vai, cánh tay và cả lưng,… Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể đau dây thần kinh vai gáy, đau nửa đầu vai gáy, rối loạn cảm giác các chi, đau cổ vai gáy tê tay.
  • Cơn đau xuất hiện chủ yếu và lúc sáng sớm hoặc khi mới ngủ dậy. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Cổ bị co cứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong cử động.
  • Đau mỏi kéo theo đau đầu, chóng mặt, ù tai,…
Triệu chứng gây bệnh đau vai gáy
Triệu chứng gây bệnh đau vai gáy

Những nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó người ta chia ra hai nhóm là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân do các bệnh lý xương khớp.

Tham khảo  Bệnh loãng xương là gì? Cách phát hiện và Phác đồ điều trị loãng xương

Nguyên nhân cơ học

Các nguyên nhân cơ học gồm có:

  • Tập luyện quá sức: Vận động thể thao là điều cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu vận động quá sức sẽ gây phản tác dụng. Đặc biệt nếu tập không đúng kỹ thuật thì nguy cơ đau vai gáy là rất cao.
  • Tính chất công việc: Nếu bạn ngồi một chỗ quá lâu cũng sẽ khiến cho các cơ ở vùng cổ, vùng bả vai bị chèn ép, khí huyết lưu thông chậm và gây đau cổ vai gáy. Ngồi làm việc sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây nên công việc này.
  • Nằm ngủ sai tư thế: Khi bạn gối đầu quá cao, nằm quá lâu ở một tư thế, ngủ gục trên bàn,… thì mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép và kém lưu thông gây đau mỏi vùng vai gáy.
  • Chấn thương: Chấn thương có thể đến do chơi thể thao hoặc do tai nạn trong cuộc sống. Nếu chấn thương gây ảnh hưởng đến cột sống, gân, chằng,… thì việc bị đau mỏi hay thậm chí là viêm vai gáy là điều khó tránh khỏi.
  • Nhiễm lạnh: Cơ thể bị nhiễm lạnh cũng khiến khí huyết ngưng trệ, tổn thương dây thần kinh và làm cơn đau tăng lên.
  • Thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dần. Lâu ngày sẽ gây ra các cơn đau của bệnh.

Do các bệnh lý xương khớp

Một số bệnh lý về xương khớp có thể gây nên căn bệnh này có thể kể đến như:

  • Thoái hóa cột sống cổ: Gai xương xuất hiện do thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh vai gáy. Người sau tuổi 40 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Vôi hóa cột sống: Căn bệnh này cũng làm hình thành các gai xương, chúng chèn ép rễ thần kinh trong ống sống gây đau cổ, đau vai gáy.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Căn bệnh khiến dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn. Chúng khiến bạn mệt mỏi, khó ngủ và đau nhức vai gáy.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Bệnh thường gặp ở lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,… do phải ngồi ở một tư thế trong thời gian dài. Bệnh gây đau, khiến cho vùng vai gáy nhức mỏi. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn trong một vài tư thế như xoay cổ, cúi đầu,…
  • Viêm bao khớp vai, dính khớp bả vai, viêm vai gáy, viêm bao gân,… cũng là một trong những căn bệnh gây nên căn bệnh này.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đau vai gáy

Để quá trình hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.
  • Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
  • Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.
  • Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
  • Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Glucosamine & Chondroitin,…
  • Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Tham khảo  Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nguyên nhân và Phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Phòng ngừa triệu chứng đau vai gáy cho nhân viên văn phòng

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư…

Để phòng ngừa căn bệnh này, mọi người nên thay đổi thói quen khi ngồi làm việc:

  • Không ngồi quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên  vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc.
  • Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
  • Khi sử dụng điện thoại nên đặt màn hình điện thoại ngang tầm mắt, tránh cúi đầu nhìn màn hình quá lâu.
  • Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.
  • Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.

Khi nhận thấy triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên đến các cơ sở thăm khám để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị đúng cách. Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn đau, phục hồi sinh lực lâu dài, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đau vai gáy nên làm gì – Phương pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy

Người bị đau vai gáy nên làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy? Dưới đây là một vài phương pháp giúp điều trị bệnh hiệu quả người bệnh có thể tham khảo:

Đau vai gáy nên làm gì – Phương pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy
Đau vai gáy nên làm gì – Phương pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy

Sử dụng thuốc Tây để giảm các cơn đau

Với người bệnh đau do nguyên nhân cơ học thì bác sĩ có thể chỉ định như:

  • Dược phẩm giảm đau: Aspirin, Paracetamol.
  • Dược phẩm kháng viêm không steroid: Meloxicam Celecoxib, Piroxicam, Diclofenac,…
  • Dược phẩmgiãn cơ: Diazepam, Mydocalm, Myonal.
  • Dược phẩm giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin,…
  • Dược phẩm chống trầm cảm.
  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Không thiếu các bài thuốc dân gian được lưu truyền đem lại hiệu quả khá khả quan cho người sử dụng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: xương rồng, lá lốt, ngải cứu hoặc hạt đu đủ…Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà sẽ có những các bào chế khác nhau sao cho phù hợp. Có thể chế biến dưới dạng rượu để bóp ngoài da, chườm nóng, đắp trực tiếp hoặc uống đều được.

Tham khảo  Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu có nguy hiểm? Mẹo chữa thoái hóa

Tuy nhiên, theo như nghiên cứu, phương pháp này chỉ có thể áp dụng và đem lại hiệu quả đối với những trường hợp người bệnh mắc đau vai gáy ở mức độ nhẹ.

Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu dưới đây có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm được nguy cơ tái phát bệnh, cải thiện được các triệu chứng của bệnh gây ra như:

  • Xoa bóp, bấm huyệt.
  • Châm cứu.
  • Nhiệt trị liệu.
  • Siêu âm.
  • Sóng ngắn.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Song song với hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để giúp giảm nhẹ triệu chứng gây bệnh. Trong số các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đau cổ vai gáy hiện nay, sản phẩm Viên Khớp Chako được đánh giá rất cao. Không chỉ giúp trị đau mỏi vai gáy, với các thành phần TINH CHẤT VẸM XANH cùng CAO LÁ SÓI RỪNG còn giúp trị các bệnh lý xương khớp và phục hồi sụn khớp hiệu quả.

Với sự trăn trở và tỉ mỉ của đội ngũ nghiên cứu trong nhiều năm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe VIÊN KHỚP CHAKO đã ra đời, kết hợp các thảo dược quý giá từ thiên nhiên và công nghệ hiện đại đem đến một giải pháp mới hỗ trợ cho người bị viêm khớp.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
  • Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
  • Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp

Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

  • Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
  • Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
  • Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao

Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân, triệu chứng cũng như là biện pháp phòng tránh đau vai gáy. Hy vọng rằng với bài viết trên đây Chako đã cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh nguy hiểm này. Từ đó, người bệnh có cách phòng ngừa cũng như lựa chọn biện pháp chữa trị bệnh phù hợp với bản thân mình. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 0789.445.888 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ độ ngũ chuyên gia xương khớp đầu ngành của Chako.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *