Thoái hóa khớp là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị

Thoái hóa khớp là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị

Thoái hóa khớp là một bệnh lý có diễn biến âm thầm nhưng lại vô cùng nguy hiểm và có nguy cơ dẫn tới tàn phế suốt đời nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kế, có tới 20% dân số bị mắc thoái hóa khớp, trong đó ở Việt Nam số người mắc bệnh này trên 40 tuổi chiếm khoảng 23.3%. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp sẽ giúp mọi người phòng tránh cũng như tìm ra cách khắc phục bệnh hiệu quả nhất.

Thoái hóa khớp là bệnh gì?

Thoái hóa khớp là trạng thái tổn thương sụn khớp và phần xương dưới sụn kèm theo đó là các phản ứng viêm, lượng dịch khớp bị tụt giảm nhanh chóng.

Khi hệ thống xương khớp bình thường, các cấu trúc xương hoạt động ổn định, trơn tru. Khi thoái hóa khớp xảy ra, các sụn khớp bị ăn mòn, xù xì và nặng hơn, vùng xương dưới sụn cũng sẽ bị thay đổi về cấu trúc dẫn đến các phản ứng gây viêm. Chính vì vậy mà sẽ tạo ra các triệu chứng như đau, sưng đỏ ở ở phần khớp bị thoái hóa.

Lớp sụn giữa các khớp các tác dụng làm giảm lực ma sát giữa hai đầu xương với nhau. Sau thời gian, lớp sụn ngày càng bị thoái hóa, bào mòn khiến khớp không thể vận hành linh hoạt được như cũ. 

Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp nặng, sụn khớp không đủ độ dày để che phủ toàn bộ đầu xương có thể dẫn tới tình trạng cọ xát hai phần đầu xương vào nhau, bào mòn nhau sẽ gây gây ra cảm giác vô cùng đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

  • Tuổi tác

Thoái hóa xương khớp bị ảnh hưởng rất nhiều do tuổi tác của người bệnh. Người có tuổi càng lớn, đặc biệt là trên 50 tuổi, độ tuổi mà các quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng thì thoái hóa khớp thường có khả năng diễn biến bệnh nhanh hơn.

Vào độ tuổi này, người bệnh thường mất đi khả năng sinh sản và tái tạo các tế bào sụn mới. Các tế bào sụn cũ cũng bị giảm dần theo thời gian, chất lượng sụn giữa các khớp với nhau cũng không còn được đàn hồi như ban đầu. Cơ thể không còn khả năng tự tiết dịch nhầy để bôi trơn các khớp. Sau một thời gian, sụn sẽ bị khô, cứng và xuất hiện các vết nứt gây nên tình trạng đau nhức, thậm chí khó khăn trong khi hoạt động.

  • Tư thế sai trong sinh hoạt, lao động

Đối tượng dân văn phòng cũng là một trong những người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp khi về già do đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu một tư thế.

Ngoài ra, người phải lao động nặng nhọc trong khi lao động cũng có khả năng cao dễ mắc phải thoái hóa khớp. 

Các tư thế sai trong lao động, sinh hoạt nếu không được sửa chữa kịp thời có thể gây nên những biến chứng khi về già. Đây cũng là nguyên nhân vì sao người trẻ hiện nay có xu hướng mắc bệnh xương khớp về già nhiều hơn so với thế hệ trước. Các tư thế không đúng sẽ tạo ra áp lực lớn hơn bình thường lên hệ thống các khớp xương và đĩa đệm, gây nên những tổn thương nhất định, lâu dần sẽ gây suy yếu đồng thời thoái hóa xương khớp.

  • Luyện tập thể dục thể thao quá độ

Các môn thể thao có cường độ hoạt động mạnh như: bóng đá, quần vợt, nhảy xa… gây nên sức ép lớn cho hệ thống khung xương giá đỡ của cơ thể. Khi xảy ra chấn thương trong quá trình tập luyện như: rạn xương, gãy xương, trật khớp, giãn dây chằng…, Các chấn thương này sẽ để lại những biến chứng sau này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

  • Di truyền

Yếu tố di truyền cũng có thể xảy ra nhưng khá hiếm gặp. Nếu gia đình bạn đã từng có những bị thoái hóa khớp thì rất có thể bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

  • Dị tật bẩm sinh về cột sống

Nếu bạn bị một số những dị tật bẩm sinh về cột sống như: công, vẹo cột sống thì điều này sẽ làm thay đổi hình thái bình thường của cột sống, lâu dần sẽ gây nên tình trạng bị thoái hóa. 

  • Bệnh lý khác

Thoái hóa xương khớp còn là hệ quả của một số bệnh lý như: tiểu đường, bệnh gút, loãng xương,…

  • Chế độ ăn uống thiếu chất

Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng sẽ không thể cung cấp đủ những dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là thiếu canxi – một trong những chất vô cùng quan trọng trong việc duy trì hệ xương chắc khỏe. Việc ăn uống thiếu chất cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

  • Thừa cân
Tham khảo  Hướng dẫn cài đặt Diablo 2 Resurrected Crack

Việc tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát cũng là nguyên nhân dẫn tới hệ xương phải chịu nhiều áp lực hơn so với bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương sụn khớp, về lâu về dài sẽ gây thoái hóa. 

Các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp

Người bị thoái hóa khớp có thể được biểu hiện ở rất nhiều các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng hay gặp nhất:

  • Đau nhức

Bệnh thường kèm theo các cơn đau nhức vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, khi co duỗi các khớp. Khi cử động sẽ phát ra những kêu đồng thời khi thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ diễn ra trầm trọng hơn. 

  • Cứng khớp

Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi mới thức dậy cũng là một trong những biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 5 – 10 phút xoa bóp, vận động.

  • Hạn chế vận động

Bệnh sẽ khiến cho người bệnh hoạt động hoặc di chuyển không được linh hoạt. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong những động tác hàng ngày như: đứng lên, ngồi xuống, nhấc chân, đi lại… Khi bệnh diễn biến nặng có thể gây nên mất thăng bằng và té ngã. 

  • Biến dạng khớp

Triệu chứng này xảy ra khi bệnh đã bước vào những giai đoạn cuối, sụn và xương bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Hiện tượng này sẽ làm cho các khớp bị sưng to kèm theo đó là đau nhức. Nếu không được chữa trị tạm thời, người bệnh có nguy cơ đối diện với nguy cơ bị tàn phế.

Thoái hóa khớp thường xảy ra trên những khớp nào?

Hầu hết các khớp trên cơ thể đều có thể có nguy cơ bị thoái hóa. Tuy nhiên, thường gặp hơn cả vẫn phải kể tới các khớp dưới đây:

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối rất thường gặp vì phần đầu gối thường phải chịu một áp lực lớn để phục vụ di chuyển.

Biểu hiện dễ nhận thấy của việc thoái hóa các khớp gối là thường xuyên bị đau nhức ở phần xương đầu gối. Khi phải mang vác vật nặng thường không có khả năng chịu nổi mà bị khuỵu xuống, thường cảm thấy khó khăn khi phải di chuyển, khi bệnh nặng thêm sẽ có thể dẫn tới tê chân, biến dạng nhẹ ở các khớp đầu gối.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một hoặc hai bên khi mà phần xương sụn bị bào mòn khiến cho 2 đầu xương cọ xát vào nhau gây nên những cơn đau từ sâu bên trong. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở phần háng, lan xuống đùi sau sẽ lan dần ra mông rồi sau đó di chuyển xuống đầu gối.

Ngón tay, bàn tay

Thoái hóa các ngón tay, bàn tay thường hình thành nên các nốt cứng, cong, gồ ghề tại các khớp ngón tay và bàn tay. Khi bị thoái hóa khớp người bệnh sẽ cảm thấy khó cử động bàn tay, các khớp thường bị cứng, phát ra tiếng kêu khi cử động.

Cột sống lưng và cổ

Thoái hóa cột sống lưng và cổ đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Các cơn đau xuất hiện sau đó sẽ lan dần xuống vùng vai gáy và cánh tay, gây tê bì các ngón tay.

Thoái hóa khớp vai

Việc ít cử động khớp vai khi làm việc khiến quá trình lưu thông máu chậm, thậm chí bị tắc nghẽn. Điều này khiến khớp bị thiếu chất dinh dưỡng, bị khô dẫn đến thoái hóa khớp vai. Bệnh thường xuất hiện ở dân văn phòng.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp là một trong những tác nhân gây nên tình trạng khuyết tật ở người trưởng thành. Có tới 80% người bệnh bị hạn chế khả năng vận động, trong số đó có khoảng 25% người bệnh không thể thực hiện được các sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì vậy, thoái hóa khớp nếu để lâu ngày có thể dẫn tới nguy hiểm cho cơ thể, gây nên những biến chứng như:

  • Giảm năng suất lao động

Thoái hóa khớp khiến cho tất cả những công việc cần tới hoạt động đều bị hạn chế, làm gián đoạn và trì trệ công việc của bạn. Một số người lao động còn bị buộc phải nghỉ việc vì lý do không thể đáp ứng được công việc do các đơn đau ảnh hưởng. Kéo dài lâu ngày sẽ gây giảm năng suất lao động của người bệnh, tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.

  • Mất ngủ

Các cơn đau do bệnh gây ra thường bộc phát vào ban đêm. Chính vì vậy mà người bệnh rất dễ bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu, gây nên hiện tượng mệt mỏi, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên hiện tượng mất ngủ mãn tính làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây suy nhược cơ thể.

  • Rối loạn lo âu, trầm cảm
Tham khảo  Bài tập thoát vị đĩa đệm l4l5: tập gym hay yoga chữa thoát vị đĩa đệm?

Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia, các cơn đau nhức có thể gây ám ảnh tâm lý đối với người bệnh, làm tăng mức độ lo lắng và nguy cơ trầm cảm của bệnh nhân. Hơn 40% người bệnh đã từng tham gia nghiên cứu khẳng định các triệu chứng đau do thoái hóa khớp thường khiến họ bất an, lo lắng và dễ nổi cáu hơn.

  • Tăng cân

Những cơn đau nhức do bệnh khiến cho các hoạt động của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Người bệnh có xu hướng lười vận động hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì và các bệnh liên quan tới tim mạch.

  • Bệnh gout

Khi bị thoái hóa khớp, các sụn khớp biến dạng có thể hình thành nên axit uric, nguyên nhân gây ra bệnh gout.

  • Vôi hóa sụn khớp

Thoái hóa kèm theo hiện tượng các sụn bị bào mòn, lúc này cơ thể sẽ có cơ chế sửa chữa tổn thương bằng cách sản xuất thêm nhiều tinh thể Canxi bất thường chèn ép các dây thần kinh. Các tinh thể Ca này cũng có thể có khả năng phát triển thành những gai xương.

Gai xương được hình thành sẽ phá vỡ cấu trúc ổn định của khớp gây nên tình trạng viêm khớp, đau nhức, sưng đỏ, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.

  • Gãy xương

Sự bào mòn sụn khớp trên diện rộng sẽ khiến khớp xương tổn thương nghiêm trọng, dễ bị nứt vỡ hoặc đứt gãy. 

  • Biến dạng khớp hoặc bại liệt

Quá trình thoái hóa khớp sẽ làm thay đổi cấu trúc tự nhiên vốn có của xương, làm mất đi sự ổn định vốn có. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu có thể gây bại liệt. 

Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến hoại tử xương, chảy máu trong khớp, nhiễm trùng khớp, đứt dây chằng và suy giảm gân quanh khớp. 

Nhìn chung, thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính khó trị, có thể gây tàn tật. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp phù hợp.

Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp

Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện ở đầu gối. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn chưa thấy được sự đau nhức rõ ràng. Bệnh nhân vẫn có thể hoạt động bình thường, chỉ trong vài trường hợp hoạt động quá nặng mới thấy cảm giác nhói ở phần khớp.

Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn chưa cảm nhận được rõ ràng các cơn đau. Lúc này lớp sụn chưa bị tổn thương nhiều nên vẫn có thể đảm bảo các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các gai xương đã bắt đầu hình thành, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khi vận động quá nhiều.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có cảm giác đau nhức, cứng khớp khi rời giường vào buổi sáng sớm. Ở giai đoạn này, nếu đi chụp X – quang khớp đầu gối sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn đi, hình ảnh gai xương và khe khớp hẹp đi.

Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét

Ở giai đoạn này, các tổn thương bắt đầu thấy rõ ràng hơn, người bệnh có thể dễ dàng cảm thấy những cơn đau nhói ở vùng khớp bị thoái hóa. Lớp sụn bị bào mòn nhiều khiến hình dạng khớp bị biến dạng, các khe khớp bị thu hẹp, thậm chí có nhiều gai xương kích thước vừa và nhỏ. 

Người bệnh trong giai đoạn này sẽ cảm thấy đau và khó khăn khi thực hiện các động tác như chạy bộ, leo cầu thang…

Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

Đây là giai đoạn dễ dàng nhận thấy nhất, các triệu chứng xuất hiện dày đặc và vô cùng rõ ràng. các sụn khớp bị bào mòn chỉ còn lại rất ít, chất nhầy quanh khớp bị giảm dần, gai xương có kích thước lớn. Bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, di chuyển khó khăn.

Chẩn đoán bệnh bằng những phương pháp nào?

– Khám lâm sàng

– Chụp X-quang thoái hóa khớp

– Chụp MRI

– Nội soi khớp

– Xét nghiệm máu

Các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Phương pháp bảo tồn, vật lý trị liệu

Bạn có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm kim, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, luyện tập các bài tập cơ đơn giản… để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ hiệu quả với một bộ phận nhỏ những người hợp với việc vật lý trị liệu, hơn nữa, phương pháp này cần duy trì thường xuyên nếu như không muốn bệnh tái phát.

Tham khảo  Atraco Pharma – Dược phẩm xanh, gieo mầm sức khỏe

Sử dụng các loại dược phẩm trong quá trình giảm bệnh

Sử dụng các phương pháp về Tây Y đang là lựa chọn của hầu hết mọi người vì tính tiện lợi và giảm đau nhanh. Bạn sẽ được kê các dược phẩm giảm đau, chống viêm, giãn cơ để thúc đẩy quá trình trị bệnh. Những bài thuốc này có thể giúp người bệnh giảm đau nhức gần như ngay lập tức, tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này thường là rất dễ gây nên những phản ứng phụ hoặc tình trạng chai dẫn tới khó chữa trị hơn ban đầu. 

Phẫu thuật

Những trường hợp bị nặng không thể chữa trị bằng những biện pháp thông thường như sử dụng dược phẩm, vật lý trị liệu, người bệnh bắt buộc phải dùng tới phẫu thuật. Thoái hóa khớp nặng được biểu hiện qua các triệu chứng như: khớp bị biến dạng, không cử động được khớp, mất khả năng di chuyển…Lúc này, khi không thể can thiệp bằng các biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật: cắt, lọc, bào rửa khớp, mổ thay khớp…. 

Sử dụng bài thuốc dân gian

Có rất nhiều những bài thuốc dân gian được lưu truyền đem lại hiệu quả khá khả quan cho người sử dụng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: lá lốt, ngải cứu, đinh lăng, kinh giới, gừng, rễ trinh nữ… để bào chế thành dạng thuốc đắp, bôi ngoài da hoặc uống đều vô cùng an toàn. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng và đem lại hiệu quả đối với những trường hợp người bệnh bị đau nhức xương khớp toàn thân ở mức độ nhẹ.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị khác

Ngoài ra, phương pháp giảm thoái hóa khớp hiện nay còn nhắc đến liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp Đông y. Sử dụng phương pháp Đông Y giúp giảm bệnh từ tận sâu bên trong. Hiện nay, các bài thuốc Đông Y thường được người dùng sử dụng rộng rãi vì tính an toàn tự nhiên của sản phẩm. Sử dụng Đông Y không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn tăng khả năng đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bằng phương pháp này thường đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì?

Hạt hạnh nhân chứa nhiều vitamin E, cá hồi giàu vitamin D, trái cam nhiều vitamin C, rau bina chứa nhiều vitamin K. 

Thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?

Để quá trình hỗ trợ điều trị bệnh được diễn ra thuận lợi, đảm bảo bệnh sẽ không diễn biến nặng thêm, người bệnh cũng cần kiêng một số thực phẩm có tác hại trực tiếp tới xương khớp dưới đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều Photpho
  • Các loại thịt nhiều đạm
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo, chế biến sẵn
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Tuy là bệnh lý nhưng bệnh cũng có thể được phòng ngừa khá dễ dàng. Các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả, đồng thời nâng cao sức khỏe xương khớp.

  • Đi, đứng, ngồi, nằm thẳng lưng, đúng tư thế nhằm hạn chế áp lực lên khớp tay, chân, cột sống, giảm nguy cơ thoái hóa sụn khớp, đồng thời duy trì sự ổn định, dẻo dai của hệ thống xương khớp.
  • Tránh mang vác đồ vật cồng kềnh, vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
  • Đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên dành nhiều thời gian thư giãn tinh thần, phục hồi sức khỏe và tái tạo mô sụn.
  • Tập thể dục 15 – 30 phút/ngày với cường độ phù hợp. Những hoạt động thể chất lành mạnh này có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường chức năng vận động, duy trì vóc dáng và phòng ngừa bệnh tim mạch.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối, ưu tiên những loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, canxi, kali, sắt, đạm và chất xơ, đồng thời hạn chế ăn món cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị, tránh các thức uống có cồn.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Kết luận:

Thoái hóa khớp là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh bạn có thể làm chậm đi quá trình thoái hóa và loại bỏ các bệnh lý nguy hiểm khác liên quan tới thoái hóa khớp. Hãy tuân thủ đúng phương pháp, tăng cường tập luyện thể thao để có thể kiểm soát tốt và cải thiện chất lượng xương khớp của mình một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bạn có thể liên hệ với chuyên gia xương khớp của Chako qua hotline 0789.445.888 để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *