Bệnh viêm khớp háng: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh viêm khớp háng: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh viêm khớp háng là một trong những hậu quả do thoái hóa khớp háng để lại. Đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể để lại các di chứng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Vậy triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp háng như thế nào? Cách chữa trị và biện pháp phòng bệnh ra sao? Cùng Chako tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh viêm khớp háng là gì?

Bệnh viêm khớp háng là một dạng tổn thương, viêm nhiễm xung quanh khớp háng trên cơ thể. Bệnh là hậu quả để lại do việc khớp ở háng bị thoái hóa khiến các cơn đau xuất hiện, sau đó nó có thể đau lan xuống đùi, chân hoặc vùng thắt lưng hông

Bệnh viêm khớp háng là gì?
Bệnh viêm khớp háng là gì?

Xem thêm: Bệnh viêm đa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị viêm đa khớp tại nhà

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp háng

Bên cạnh nguyên nhân do tuổi tác, bệnh viêm khớp háng còn có thể hình thành bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây nên bệnh sẽ giúp người bệnh tìm ra hướng khắc phục hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh hay gặp.

Tiền sử bị viêm khớp háng

Người có tiền sử bị viêm sẽ dễ mắc bệnh hơn so với bình thường. Nếu bạn đã từng bị viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp dạng thấp thì tỷ lệ bị mắc viêm khớp háng sẽ cao hơn.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp háng
Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp háng

Tiền sử bị chấn thương

Một số chấn thương trong quá khứ có thể khiến bạn dễ mắc phải bệnh viêm khớp háng cơ hơn bình thường có thể kể đến như: vỡ ổ cối, trật khớp háng, gãy cổ xương đùi…

Dị dạng bẩm sinh

Một số biểu hiện dị dạng bẩm sinh ở chi dưới, khớp háng, thiếu sản khớp háng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh cần lưu ý.

Thừa cân, béo phì

Việc tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát cũng là nguyên nhân dẫn tới hệ xương phải chịu nhiều áp lực hơn so với bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương sụn khớp, về lâu về dài sẽ viêm khớp.

Mắc một số bệnh lý khác trước đó

Những người bị bệnh đường ruột, viêm đại trực tràng chảy máu, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố… làm thay đổi hình thái và sinh lý khớp háng cũng có nguy cơ bị viêm khớp háng.

Di truyền

Đây là nguyên nhân khá hiếm gặp. Người bị mắc bệnh viêm khớp háng có thể được di truyền từ bố mẹ những khiếm khuyết bẩm sinh ở phần sụn khớp háng, chân cao chân thấp…sẽ tạo áp lực, chèn ép lên khớp háng làm tăng nguy cơ viêm.

Bên cạnh đó, viêm khớp háng cũng có thể xuất hiện khi người bệnh thường xuyên phải lao động nặng nhọc, chế độ ăn uống thiếu chất, sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…Phụ nữ có nguy cơ bị đau khớp háng cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới do ảnh hưởng của quá trình sinh nở và sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố trong cơ thể.

Tham khảo  Tại sao phải đo loãng xương? Phương pháp và Chi phí đo loãng xương

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng

Bệnh viêm khớp háng được biểu hiện dưới rất nhiều những triệu chứng khác nhau. Người bệnh cần lưu ý và nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh để sớm có biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh mà người đọc có thể tham khảo:

Đi lại khó khăn

Bệnh nhân thường có biểu hiện đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng phải chịu trọng lượng từ cơ thể khá nhiều. Khi khớp bị viêm, các khớp xương ma sát vào nhau, gây nên khó khăn trong di chuyển, hoạt động không được linh hoạt.

Xuất hiện các cơn đau quanh vùng háng

Các cơn đau sẽ xuất hiện đầu tiên quanh vùng bẹn, sau đó sẽ lan dần xuống đùi và mông. Người bị bệnh viêm khớp háng sẽ cảm thấy đau khi phải đứng liên tục hoặc đi lại, chạy nhảy nhiều.

Tê cứng khớp khi cử động bất chợt

Một số người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác tê cứng, đau nhói bất ngờ khi đột nhiên cúi xuống hoặc xoay người, co duỗi cẳng chân.

Đau khớp háng bên trái hoặc bên phải

Ban đầu, triệu chứng đau khớp háng chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất ở một bên trái hoặc phải của khớp háng. Hoặc xuất hiện khi đi bộ trên một quãng đường dài, leo cầu thang. Người mắc bệnh khó bước những bước đầu tiên, đôi khi phải dừng lại nghỉ ngơi mới đi tiếp được. Cảm giác hơi khó khăn khi thực hiện các động tác như cắt móng chân, đi giày, tất hoặc mặc quần áo.

Dần dần, cơn đau khớp háng bên trái hoặc bên phải sẽ lan sang bên còn lại với triệu chứng tê mỏi đi kèm. Các hoạt động như đứng lên, ngồi xuống, ngồi xổm… trở nên khó khăn, đặc biệt khi xoay, khép háng hay dạng chân…

Ngủ dậy bị đau ở khớp

Ở giai đoạn bệnh nặng, xuất hiện những cơn đau khớp háng bên trái, bên phải hoặc cả hai bên dồn dập vào lúc sáng sớm và nhức mỏi lúc chiều tối. Đặc biệt là khi người bệnh đổi tư thế, di chuyển do cơ bắp quanh háng teo nhỏ, làm mất đi khả năng vận động. Không thể duỗi thẳng gối. Đau đớn cả khi nghỉ ngơi và những lúc thời tiết giao mùa.

Nhìn chung, các triệu chứng bệnh viêm khớp háng rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của thoái hóa khớp háng, đau thắt lưng, đau vùng chậu… Bệnh tiến triển chậm nhưng nếu phát hiện muộn sẽ khó xử lý. Vì thế, nếu gặp một trong các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ mình bị vấn đề khớp háng thì phải thăm khám ngay.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng

Cách hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp háng

Nếu như người bệnh ở những giai đoạn đầu, mức độ bệnh còn nhẹ, có thể phục hồi sớm bằng nội khoa như:

Kiểm soát cân nặng, chế độ dinh dưỡng hợp lý

Không sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây hại cho khớp như: thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, các loại thịt chứa quá nhiều protein,…
Kết hợp sử dụng các loại sản phẩm chống viêm, giảm đau hợp lý theo chỉ định của bác sĩ
Tập luyện thể dục thể thao ở mức cho phép, tập các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi các chức năng của khớp
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển khi cảm thấy quá khó khăn trong quá trình đi lại như: nạng, xe tập đi, gậy… Các loại thiết bị này còn hỗ trợ cải thiện các chức năng của khớp rất tốt.

Tham khảo  Bệnh loãng xương là gì? Cách phát hiện và Phác đồ điều trị loãng xương

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp háng bằng ngoại khoa

Mục đích của ngoại khoa là dành cho những bệnh nhân có tình trạng bệnh diễn biến quá nặng. Những người này không thể sử dụng những phương pháp thông thường để giảm viêm. Họ mất khả năng đi lại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, hỗ trợ bằng ngoại khoa sẽ giúp bệnh nhân giảm đau cũng như cải thiện các chức năng vận động của khớp.

Có hai phương pháp hỗ trợ điều trị ngoại khoa đang được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:

Đục xương, sửa trục xương đùi, khung chậu, ghép xương ổ cối: phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp bệnh viêm khớp háng giai đoạn sớm do nguyên nhân trật khớp háng hoặc thiểu sản.
Thay khớp háng toàn phần: phương pháp này chỉ nên sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm quá nặng vì có thể gây nguy hiểm. Đây là một dạng phẫu thuật đặc biệt, sẽ lấy toàn bộ phần xương chỏm đùi và ổ cối của xương chậu sau đó thay thế bằng khớp háng nhân tạo, giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau khi vận động.

Bổ sung dưỡng chất chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện 108 phân tích:

“Phần xương dưới sụn bị hư tổn làm xuất hiện các vết loét nứt gãy, cũng lại là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn.”

Vậy nên, việc bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo sụn khớp là vô cùng quan trọng khi bạn đã ngoài độ tuổi 40. Qua nhiều nghiên cứu, đội ngũ các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm Viên khớp Chako, giúp đánh bay các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Vậy, Viên Khớp Chako có gì đặc biệt?

Sản phẩm được cấu tạo Glucosamine, cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác và tinh chất vẹm xanh…Những tinh chất này đều có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy cho khớp, tăng độ linh hoạt của khớp. Sử dụng sản phẩm lâu dài sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ở khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn, giảm đau mỏi khớp. Người bình thường khi sử dụng thuốc thoái hóa cột sống này còn giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp hiệu quả.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp háng

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Chỉ những thay đổi rất nhỏ trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp cải thiện bệnh đáng kể:

– Tránh leo cầu thang, không đi bộ hoặc chạy bộ một quãng đường quá dài

Tham khảo  Khô khớp gối nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn uống giúp tạo dịch khớp

– Không chơi những môn thể thao quá nặng, tạo áp lực quá lớn cho khớp như: cầu lông, tennis…

– Nếu bạn đang trong trạng thái bị thừa cân, hãy giảm cân nếu có thể. Khi cân nặng tăng lên sẽ kéo theo rất nhiều những bệnh lý không tốt. Đồng thời còn gây áp lực lớn hơn lên các khớp, tăng độ viêm, làm tăng sự đau nhức ở phần khớp háng.

Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Bổ sung thêm canxi hàng ngày: Thiếu hụt Canxi sẽ khiến cho tình trạng viêm khớp háng trở nên trầm trọng hơn. Canxi giúp cho hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa, tránh loãng xương. Bạn có thể bổ sung cua, tép, ốc bươu, mè, cần tây, nấm vào trong thực đơn hàng ngày vì chúng chứa rất nhiều Canxi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thực phẩm để tăng cường canxi và dưỡng chất bị thiếu hụt vào cơ thể.

– Vitamin K: Đây là loại vitamin cần thiết để Canxi chuyển hóa thành xương. Người bệnh có thể bổ sung loại vitamin này trong các loại thực phẩm như: đậu xanh, cá ngừ, mè, lá lốt…

– Photpho: Photpho cũng có công dụng tương tự như vitamin D (hấp thụ tốt nhất là đứng dưới mặt trời lúc 7h sáng) giúp canxi được hấp thu tối đa. Bổ sung Photpho bằng cách sử dụng sữa chua không béo, thịt bò, cá hồi, trứng,…

– Omega – 3 có rất nhiều trong các loại cá nước lạnh. Dưỡng chất này có tác dụng giảm viêm, sưng và giảm thiểu các cơn đau do thoái hóa khớp háng gây ra. Bổ sung omega – 3 bằng cách sử dụng các loại cá trong bữa ăn như: cá trích, cá thu…

Tập luyện điều độ

Ngoài việc thay đổi những thói quen xấu và lựa chọn một chế độ ăn uống hợp lý thì việc tập luyện cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong phòng ngừa các bệnh xương khớp.

– Việc tập luyện là cần thiết đối với người bị thoái hóa khớp háng. Khi vận động, các tinh chất và chất dinh dưỡng mới thẩm thấu vào sụn khớp, nuôi dưỡng mô sụn. Tập luyện cũng giúp khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai, tránh tình trạng cứng khớp. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cảm các cơn đau và hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tập luyện khi bệnh đã ổn định, không còn những cơn đau bất ngờ.

– Các bài tập giúp giảm đau nhức khớp háng nên thực hiện gồm có: bài tập kéo gối, tư thế đứa trẻ, nâng cao chân, tư thế con ếch…

Kết luận

Bệnh viêm khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được thăm khám kịp thời. Chính vì vậy, nếu có những dấu hiệu như trên, bạn nên tới các cơ sở thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra những phương pháp giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, các bạn cũng có thể liên hệ ngay với Chako theo số hotline: 0789.445.888 để được nghe các dược sĩ tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *