Giải đáp: Bị ho ăn xôi được không?

bị ho ăn xôi được không

“Bị ho ăn xôi được không?” đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi ngoài phương pháp điều trị thì một chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Để trả lời câu hỏi trên và tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bị ho, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Ho kéo dài nguyên nhân do đâu?

Ho kéo dài là tình trạng người bệnh ho kéo dài hơn 3 tuần, thậm chí không cải thiện sau khi dùng thuốc. Ho lâu ngày không khỏi có thể do tác nhân kích thích từ bên ngoài hoặc do bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ho kéo dài, cụ thể:

  • Hút nhiều thuốc lá: Đây là nguyên nhân gây tổn thương đường hô hấp dẫn đến chứng ho kéo dài.
  • Mắc chứng trào ngược thực quản: Ho xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và vào phổi. Hội chứng này thường xuất hiện ở những người có thói quen ăn nhiều vào buổi tối.
  • Do viêm mũi, viêm xoang, mãn tính, dịch viêm có thể chảy xuống phía sau cổ họng và gây ho.
  • Viêm phế quản mãn tính gây khó thở, sưng huyết, tăng tiết dịch hô hấp dẫn đến ho kéo dài.
  • Nhiễm khuẩn: Ho kéo dài thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Một số loại thuốc có thể gây ho mãn tính, đặc biệt là thuốc điều trị cao huyết áp.

Viêm xoang là một trong những nguyên nhân khiến ho kéo dài

Ho kéo dài cảnh báo điều gì về sức khỏe?

Ho là một phản ứng sinh lý của cơ thể trước các kích thích bệnh lý. Ho có lợi vì nó giúp làm sạch dị vật và chất lỏng làm tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài lâu không khỏi có thể làm tổn thương đường thở và dẫn đến ho ra máu. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm như:

Ung thư phổi

Theo nghiên cứu, có tới 65% bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện bệnh có triệu chứng ho kéo dài, đây cũng là dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn đầu.

Tham khảo  Mẹ Nên Sử Dụng Tấm Lót Cao Su Cho Bé Sơ Sinh?

Người bệnh ung thư phổi thường bị ho dai dẳng có đờm màu hồng hoặc nâu đỏ, khàn tiếng, đau tức ngực và đau khi nuốt.

Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi

Ho gà

Bệnh ho gà có thể xảy ra ở những người không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.

Ban đầu người bệnh xuất hiện cơn ho giống cảm cúm, sau đó nặng dần và kéo dài. Ho nhiều, dữ dội, sẽ khiến bạn bị đuối sức, suy nhược.

Viêm phổi

Khác với các bệnh đường hô hấp khác, bệnh nhân viêm phổi thường ho dữ dội, chủ yếu về đêm. Ho thường kèm theo đờm xanh hoặc có máu và các triệu chứng cảm lạnh, kéo dài hơn 2 tuần.

Người bệnh có biểu hiện khó thở, sốt cao, tức ngực… cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh chuyển biến nguy hiểm.

Lao phổi

Bệnh lao phổi khởi phát với các triệu chứng khó thở, ho kéo dài, tức ngực, ho ra máu, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, suy nhược cơ thể…

Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở khắp nơi trên cơ thể. Chẩn đoán và điều trị lao sớm là rất cần thiết để tránh di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ho kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh lao phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh này thường là kết quả của việc hút nhiều thuốc lá.

Bệnh nhân mắc bệnh COPD thường có các biểu hiện sau: Ho dai dẳng, khó thở, tức ngực, thở khò khè, ho kèm theo chất nhầy và ho nhiều vào buổi sáng.

Người bị ho ăn xôi được không?

Xôi là món ăn mà mỗi người Việt Nam đều rất quen thuộc và gắn bó trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, xôi được dùng làm bữa sáng cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già.

Hiện nay rất nhiều người đang thắc mắc: “Người bị ho ăn xôi được không?”. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nói về việc người bị ho, ho có đờm không được ăn xôi. Tuy nhiên, xôi có xu hướng khô và cứng, có thể gây đau khi nuốt và kích thích cổ họng, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, khi bị ho có đờm, bạn nên hạn chế ăn xôi.

Tham khảo  Chơi Bóng Rổ - Môn Thể Thao Tăng Chiều Cao và Lưu Ý Ăn Uống Khi Luyện Tập

Ngoài những người bị ho, dưới đây là một số đối tượng cũng nên hạn chế ăn xôi:

  • Người béo.
  • Người đau dạ dày.
  • Người hay bị nổi mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Người có vết thương hở.

Bị ho có ăn xôi được không là thắc mắc của nhiều người

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ho kéo dài

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm ho và long đờm hiệu quả. Theo các chuyên gia, để tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng ho, người bệnh nên sử dụng những thực phẩm sau:

  • Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để đảm bảo dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Một số món ăn người bị ho nên ăn là: Cháo thịt bằm, súp gà, cháo hành, tía tô,…
  • Các loại trái cây như: Cam, chanh, bưởi, dứa, ổi, xoài, táo… chứa nhiều vitamin C có tác dụng giảm đờm, giảm ho và nâng cao khả năng miễn dịch. Vì vậy, người bệnh nên ăn những loại trái cây này hàng ngày.
  • Người bị ho lâu ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm như bắp cải, cà rốt, cải bó xôi… vừa giúp giảm ho, vừa tăng cường sức đề kháng.

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bị ho cần tránh những thực phẩm sau:

  • Kiêng ăn hải sản: Người bị ho nên kiêng ăn các loại hải sản như: Cá, tôm, cua… vì những thực phẩm này thường có mùi tanh, vỏ sần sùi có thể gây kích ứng đường hô hấp và gây ho.
  • Đồ cay: Người bị ho do viêm đường hô hấp không nên ăn đồ cay. Bởi các thực phẩm như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt, gừng… sẽ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, làm cho tình trạng: Ho, sưng, đau, rát trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh ăn thực phẩm lạnh: Người bệnh thường xuyên sử dụng các đồ ăn lạnh sẽ làm triệu chứng ho nặng thêm. Vì vậy, người bệnh không nên ăn kem, uống nước lạnh… khi bị ho.
Tham khảo  Cấy chỉ chữa đau vai gáy và những điều cần biết

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ho

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề bị ho ăn xôi được không? Bởi bên cạnh phương pháp điều trị, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm ho hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Source: Tổng hợp