Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm liên quan đến cột sống, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là những người đang trong độ tuổi lao động. Nếu không được phát hiện sớm và chữa kịp thời thì người bệnh có thể bị tàn phế suốt đời. Đọc ngay bài viết dưới đây của Chako để có thêm những hiểu biết về bệnh thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh để đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần đĩa đệm chèn ép vào các dây thần kinh, gây nên các cơn đau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cơ thể. Dành cho những ai chưa biết thì phần đĩa đệm là những tấm đệm, nằm giữa các đốt sống, xung quanh được bao phủ bởi nhân nhầy và vòng sơ bên ngoài. Đĩa đệm có tác dụng làm giảm áp lực lên cột sống khi cơ thể hoạt động.

Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhất định, tùy vào từng giai đoạn sẽ có mức độ đau nặng, nhẹ là khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: Phình/ lồi đĩa đệm
Ở giai đoạn đầu của bệnh, phần bao xơ bao bọc quanh đĩa đệm vẫn bình thường nhưng phần nhân nhầy có dấu hiệu bị biến dạng. Giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện bệnh, các cơn đau cũng xuất hiện không đều, thường diễn ra trong thời gian ngắn, dấu hiệu rất không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với đau lưng thông thường.

Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm
Ở giai đoạn tiếp theo của bệnh, phần bao xơ bắt đầu có dấu hiệu bị suy yếu dần. Giai đoạn này bắt đầu có sự xuất hiện của tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh nên người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau lưng kéo dài với cường độ mạnh hơn.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ
Lúc này, phần bao xơ bao quanh đã bị rách, nhân nhầy bị lộ ra ngoài, chèn ép mạnh hơn vào các dây thần kinh. Giai đoạn này người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng dữ dội, đau theo từng đợt, vận động, đi lại khó khăn kèm theo là các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, rối loạn cảm giác…

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Khi bệnh diễn biến nặng hơn, nhân nhầy sẽ bị tách ra, chèn ép lên dây thần kinh trên diện rộng. Bệnh có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ liệt nửa người vĩnh viễn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh thoát vị đĩa đệm hay gặp phải. Nếu bạn phát hiện mình có những triệu chứng trên hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đưa ra biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động, cơn đau kéo dài khiến người bệnh khó chịu. Các cơn đau thường tái phát theo chu kỳ hoặc diễn ra bất chợt, sau mỗi chu kỳ cảm giác đau nhức sẽ đỡ hơn.

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở các khớp cột sống như khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Đây là hai vùng khớp thường xuyên phải chịu trọng lượng lớn và hoạt động nhiều. Tùy vào từng vị trí sẽ có các triệu chứng đặc trưng, tác động nhất định tới các dây thần kinh liên quan.

Tham khảo  Bệnh viêm đa khớp: Nguyên nhân và cách điều trị viêm đa khớp tại nhà

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ dàng nhận biết được thông qua một số biển hiện như:

Đau vùng vai gáy
Cơn đau lan rộng từ bả vai đến cánh tay, gây tê cánh tay và vùng bàn tay
Cơn đau diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hoặc hắt hơi, ho.
Giảm cảm giác, giảm lực cơ tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian dài, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được nhận biết thông qua một số biểu hiện dưới đây:

Đau vùng thắt lưng
Cơn đau sẽ biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng.
Đau dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, có cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
Hạn chế cử động, mất khả năng ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp.
Có tư thế nghiêng hoặc vẹo về một bên để chống đau.
Giai đoạn nặng người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, teo cơ, thậm chí bại liệt.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo như nghiên cứu của các chuyên gia đã nhận định, một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh này có thể do một số yếu tố dưới đây:

Thoái hóa một cách tự nhiên: khi càng về già, mức độ thẩm thấu của đĩa đệm càng giảm đi, đây là nguyên nhân tự nhiên mà hầu hết người già đều mắc phải.
Do hoạt động với tư thế không đúng: sự cong vẹo cột sống thường do những thói quen xấu trong quá trình hoạt động như: nằm, ngồi, mang vác không đúng tư thế hoặc quá nặng. Cuối cùng làm thay đổi vị trí đĩa đệm, thay đổi cấu trúc bao xơ.
Do thừa chất, béo phì: khi chế độ ăn uống quá nhiều làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều, cột sống không thể chịu được sức nặng lớn vậy sẽ gây thoát vị đĩa đệm.
Do tai nạn hay chấn thương khi hoạt động thể thao, sinh hoạt làm cho đĩa đệm bị ảnh hưởng và gây thoát vị.
Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra thoát vị đĩa đệm: sử dụng rượu bia và các chất kích thích một cách quá mức, thường xuyên stress và ăn uống không đủ chất…..

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp điển hình. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài quá lâu bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể:

Rối loạn đại tiểu tiện: Thoát vị đĩa đệm tác dây thần kinh ở vùng thắt lưng dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, dẫn đến chứng đại tiểu tiện không tự chủ.
Ảnh hưởng tới thần kinh: Điểm thoát vị đĩa đệm gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh bị và gây đau nhức khó chịu… Nếu không được chữa và chú ý tư thế, các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên, không chỉ gây đau ở vùng cổ hoặc thắt lưng mà còn lan xuống tay chân, đặc biệt là khi vận động hoặc làm việc nặng…
Bị teo cơ: Tổn thương sau khi bị chèn ép bởi bệnh thoát vi đĩa đệm sẽ làm giảm lưu thông máu đến các cơ, lâu dần sẽ khiến cơ mất dần chất dinh dưỡng, làm giảm sức mạnh cơ bắp, giảm khả năng vận động của người bệnh.
Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh, do đó những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.
Gây tê liệt, tàn phế: Thoát vị đĩa đệm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm nhất chính là tàn phế (giới hạn chuyển động vĩnh viễn).
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể tiếp tục di chuyển, và buộc phải nghỉ ngơi một lúc thì mới có thể tiếp tục.

Tham khảo  Đau khớp ngón tay: nguyên nhân, biến chứng & điều trị bệnh đau khớp

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Không thiếu các bài thuốc dân gian được lưu truyền đem lại hiệu quả khá khả quan cho người sử dụng. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên như: xương rồng, lá lốt, ngải cứu hoặc hạt đu đủ…Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà sẽ có những các bào chế khác nhau sao cho phù hợp. Có thể chế biến dưới dạng rượu để bóp ngoài da, chườm nóng, đắp trực tiếp hoặc uống đều được.

Tuy nhiên, theo như nghiên cứu, phương pháp này chỉ có thể áp dụng và đem lại hiệu quả đối với những trường hợp người bệnh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng các bài thuốc về Tây Y đang là lựa chọn của hầu hết mọi người vì tính tiện lợi và giảm đau nhanh. Tây Y có những bài thuốc giúp người bệnh có thể giảm triệu chứng của bệnh gần như ngay lập tức, tuy nhiên, sử dụng phương pháp này rất dễ gây nên những phản ứng phụ hoặc tình trạng chai thuốc dẫn tới khó chữa trị hơn ban đầu. Bên cạnh đó, phương pháp này không khuyến cáo người dùng tự ý mua thuốc mà nên đi khám để có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị qua da

So với hai cách điều trị ở trên thì phẫu thuật qua da để chữa thoát vị đĩa đệm mang tính hiệu quả cao hơn, tính an toàn cũng ổn định. Nhưng phẫu thuật thường chỉ dành cho những bệnh nhân đã có tình trạng bệnh về xương khớp diễn biến quá nặng, không thể điều trị bằng thuốc thì lúc này bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Hơn thế nữa, phương pháp này cũng gây tốn kém chi phí nhiều hơn rất nhiều so với điều trị bằng thuốc thông thường.

Hỗ trợ điều trị bằng thuốc Đông y

Người dùng hiện tại ngày càng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tới từ Đông Y vì tính an toàn cũng tự nhiên của các sản phẩm này. Bằng Đông Y giúp loại bỏ bệnh từ tận sâu bên trong, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh đồng thời còn tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này thường đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến của người Việt hiện nay. Nó không chỉ gây nên các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần biết cách phòng ngừa bệnh, tránh cho bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn. Cần chú ý đến các tư thế khi làm việc, hoạt động và lao động, tư thế khi vác nặng. Nếu phải bê vật nặng, nên ngồi xuống để bê vật nặng lên từ từ, không được cúi xuống để bê lên.

Tham khảo  Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều Omega3, canxi… Cung cấp đầy đủ lượng Canxi giúp cho xương khớp khỏe mạnh. Các thực phẩm nên dùng: hải sản, cá, tôm, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa. Bổ sung vitamin D, K thông qua các loại thực phẩm tự nhiên để giúp chuyển hóa Canxi.

Sử dụng các thực phẩm có chứa acid Hyaluronic, Glucosamine và Chondroitin: giúp hồi phục sụn khớp và bao xơ ở vùng đĩa đệm, nên sử dụng các loại sườn và sụn để bổ sung.

Không dùng hoặc hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, nội tạng động vật, các chất gây nghiện và kích thích để giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

Với sự nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Chako đã ra đời, kết hợp các thảo dược quý giá từ thiên nhiên và công nghệ hiện đại đem đến một giải pháp mới hỗ trợ cho người bị viêm khớp.

Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Viên khớp Chako là sản phẩm được tư vấn và nghiên cứu bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên trường khoa Đông Y bệnh viện Quân Đội 108. Sản phẩm có công dụng:

Báo “24h” đưa tin về công dụng của sản phẩm Viên Khớp Chako
Báo “24h” đưa tin về công dụng của sản phẩm Viên Khớp Chako

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp
Giúp khớp vận động linh hoạt, giảm đau mỏi khớp
Giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hỗ trợ tăng khả năng hồi phục khớp
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Viên Khớp Chako – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Với những công dụng nêu trên, Viên khớp Chako dành cho những đối tượng như:

Người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp
Người bị thoái hóa các khớp cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối
Người vận động nặng nhọc, nguy cơ thoái hóa khớp cao
Sản phẩm được cấu thành từ những nguyên liệu quý giá như: Glucosamine, Cao lá sói rừng, bột sụn vi cá mập, cao huyết giác, tinh chất vẹm xanh. Viên khớp Chako cũng nhận được những phản hồi vô cùng tích cực từ phía người sử dụng. Sản phẩm giúp kháng viêm, giảm đau, nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn tại các khớp.

Kết luận

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh nguy hiểm và nó để lại những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng cùng các phương pháp phòng tránh bệnh sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được tình trạng, diễn biến của bệnh một cách hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan tới căn bệnh này, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Chako theo số Hotline: 0789.445.888 để được tư vấn và hỗ trợ tần tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.